Thư viện tài liệu

Việt Nam cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và bình đẳng giới

2024-12-21 13:02:14
ASEAN và Trung Quốc nhất trí chọn năm 2021 làm Năm Hợp tác về Phát triển Bền vững
Ngày 5/3, cuộc họp lần thứ 22 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-Trung Quốc (ACJCC) đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Thành lập mạng lưới nam giới tham gia thúc đẩy bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực giới ở Việt Nam
Lần đầu tiên diễn đàn quốc gia “Nam giới tham gia thúc đẩy bình đẳng với và xóa bỏ bạo lực giới” đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của gần 200 đại biểu bao gồm trực tuyến và có mặt tại sự kiện.

Tham dự diễn đàn có bà Hà Thị Nga, Uỷ viên Ban Chấp hành TW Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam; ông Kamal Malhotra, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt; ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng Đại diện UN Women tại Việt Nam; Đại sứ các nước Bỉ, Brunei, Campuchia, Đức, Hà Lan, Indonesia, Italia, Mexico, Na uy, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Venezuela cùng Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu Tại Việt Nam, Bulgaria, Canada.

Diễn đàn là cơ hội để các đại biểu trao đổi kinh nghiệm, sáng kiến trong thực hiện các mục tiêu SDG, nhất là SDG 5 về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Qua đó sẽ phát huy vai trò và sự đóng góp của chị em; đưa ra đề xuất, khuyến nghị để vượt qua những thách thức trong bối cảnh COVID-19. Đồng thời hướng tới việc nâng cao nhận thức, tăng cường sự quan tâm, phối hợp, cam kết đồng hành của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước đối với các mục tiêu mang tính chiến lược này với phương châm "không ai bị bỏ lại phía sau".

Các đại biểu tại diễn đàn giơ cao thông điệp "Tôi cam kết thúc đẩy bình đẳng giới".

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga chia sẻ: "Trong các tình huống khủng hoảng, phụ nữ là một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, phụ nữ cũng là tác nhân tích cực để kiến tạo sự thay đổi. Vì vậy, cần tạo điều kiện để chị em phát huy thế mạnh, đóng góp cho sự phát triển của đất nước và phát triển bền vững nói chung".Đã hơn 5 năm Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững SDG, đưa ra tầm nhìn, định hướng, phương thức thực hiện, các quan hệ đối tác toàn cầu và các hành động để thực hiện phát triển bền vững toàn cầu. Việt Nam đã nội hóa văn kiện quan trọng này thông qua việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vào năm 2017. Để mục tiêu này thành hiện thực vào năm 2030 đòi hỏi chúng ta phải có hành động khẩn cấp để loại bỏ những nguyên nhân gốc rễ của phân biệt đối xử với phụ nữ.

Bà Hà Thị Nga, Uỷ viên Ban Chấp hành TW Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn.

Hội LHPN Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để triển khai các chương trình, đề án, hoạt động: Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phụ nữ tham chính, phòng chống bạo lực giới, hỗ trợ các nhóm phụ nữ đặc thù... Theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13, các hoạt động của Hội sẽ tiếp tục hướng tới khơi dậy khát vọng vươn lên, đổi mới sáng tạo cũng như phát huy hơn nữa vai trò, sự đóng góp của phụ nữ vào quá trình phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổng kết những nỗ lực, thành quả của Việt Nam sau 5 năm triển khai thực hiện SDGs và phương hướng trong thời gian tới.
Kết quả phân tích của Báo cáo Quốc gia SDGs năm 2020 dựa trên số liệu cập nhật nhất trong giai đoạn vừa qua cho thấy: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện mục tiêu 1 về xóa nghèo, mục tiêu 2 về xóa đói, mục tiêu 4 về giáo dục có chất lượng, mục tiêu 13 về các hành động bảo vệ khí hậu, mục tiêu 17 về quan hệ đối tác toàn cầu và dự báo là Việt Nam sẽ đạt được các mục tiêu này đến năm 2030. Đối với các mục tiêu còn lại, mặc dù đạt được những kết quả nhất định song Việt Nam sẽ còn gặp khó khăn để đạt được các mục tiêu này vào năm 2030. Mặc dù Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá cao về tiến độ thực hiện các mục tiêu SDGs, song Việt Nam còn đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức để có thể đạt được mục tiêu SDGs vào năm 2030 liên quan đến nguồn lực tài chính, năng lực thực thi chính sách và các vấn để không bền vững về kinh tế-xã hội và môi trường trong quá trình phát triển đất nước.

Để tiếp tục gặt hái thành công và tiến tới đạt được những mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) đã đặt ra vào năm 2030, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành đề xuất, kiến nghị Chính phủ Việt Nam 6 định hướng chính: Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, trong đó cần tập trung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia trong giai đoạn 2021-2030 và các chiến lược, chính sách ngành, địa phương chính là công việc cốt lõi để đạt được các mục tiêu PTBV vào năm 2030; Hai là, tăng cường nâng cao nhận thức, thúc đẩy phối hợp, hợp tác giữa các bên liên quan để tạo sự lan tỏa trong thực hiện các mục tiêu PTBV. Bảo đảm thực hiện các mục tiêu PTBV không chỉ là công việc của Chính phủ mà của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở cấp địa phương; Ba là, huy động và sử dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả. Tạo ra sân chơi bình đẳng ở cả hai khu vực tư nhân và nhà nước trong một nền kinh tế thị trường lành mạnh. Ưu tiên huy động nguồn vốn nước ngoài vào các dự án tạo giá trị gia tăng cao, có mô hình quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn câu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước. Nâng cao hiệu quả đầu tư công, bảo đảm các dự án đầu tư công có tác động lan tỏa thúc đẩy phát triển bền vững; Bốn là, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ. Tăng cường công tác giáo dục và đào tạo cho các đối tượng yếu thế trong xã hội. Thúc đẩy, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Đẩy nhanh việc thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; Năm là, chú trọng nâng cao năng lực quốc gia trong phòng chống, ứng phó với các rủi ro về biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh và phát triển, nhân rộng các mô hình tốt trong chống chịu và ứng phó với các rủi ro về thiên tai, khí hậu và dịch bệnh dựa vào cộng đồng; Sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao vai trò, vị thế quốc gia. Đồng bộ hóa các ưu tiên chung của khu vực trong quá trình xây dựng và triển khai chính sách về PTBV nhằm tạo môi trường pháp lý phù hợp để tranh thủ các cơ hội hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt, xây dựng năng lực và huy động nguồn lực phục vụ các mục tiêu PTBV quốc gia.

Ông Trung cũng đưa ra 5 giải pháp để thực hiện các định hướng trên: Một là, tăng cường truyền thông hơn nữa về vấn đề bình đẳng giới trong xã hội, để định kiến về giới trong xã hội dần thay đổi, đặc biệt là tâm lý thích có con trai hơn con gái. Định kiến xã hội về giới chính là vấn đề gốc rễ của các vấn đề bất bình đẳng về giới trong xã hội hiện nay; Hai là, thúc đẩy, tạo việc làm bình đẳng cho nữ giới trong mọi ngành, nghề, công việc. Tạo điều kiện thực sự cho nữ giới phát triển và giữ các chức vụ quản lý, lãnh đạo trong cả khu vực công và khu vực tư nhân; Ba là, nghiên cứu, phát triển hệ thống, dịch vụ xã hội để giảm bớt gánh nặng cho phụ nữ trong công việc chăm sóc không lương như chăm sóc gia đình, con cái, từ đó, giúp phụ nữ có thời gian tham gia vào các hoạt động kinh tế khác, gỡ bỏ rào cản về kinh tế và tiếp cận các dịch vụ công; Bốn là, có chính sách và giải pháp thúc đẩy đặc biệt nhằm giảm bất bình đẳng giới ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Xây dựng các chính sách phù hợp bảo đảm hỗ trợ những người dễ bị tổn thương như: phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ nông thôn, phụ nữ bị nhiễm HIV, phụ nữ di cư, phụ nữ làm việc trong khu vực phi chính thức...; Năm là, tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác bình đẳng giới và trong quá trình xây dựng chương trình, sách cách của Bộ, Ngành. Cần có sự tham vấn với người dân, đặc biệt là các nhóm phụ nữ yếu thế trong xã hội để nhu cầu và mong muốn của họ được thể hiện trong chính sách, giúp các can thiệp chính sách đáp ứng được nhu cầu của họ.

Ông Kamal Malhotra - Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu tại diễn đàn.

Ông Kamal Malhotra nhấn mạnh: "Là một trong những quốc gia luôn nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang có cơ hội tuyệt vời để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong bối cảnh COVID-19. Liên hợp quốc sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ nhân dân và Chính phủ Việt Nam".

Việt Nam trong thời gian vừa qua được xem là một hình mẫu trong việc chống dịch COVID-19 và được cộng đồng quốc tế ghi nhận với cách chống dịch có chi phí thấp nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất. Phương thức chống dịch mang tính ưu việt của Việt Nam đó là ưu tiên sức khỏe của người dân lên hàng đầu, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong tình huống dễ bị tổn thương nhất. Điều này khẳng định những nỗ lực của Việt Nam trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Tác động của Đại dịch COVID-19 cũng như các diễn biến của thiên tai xảy ra trên toàn cầu gần đây cho thấy việc kiên định thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững chính là cách duy nhất để thế giới chống chịu và vượt qua các thách thức phi truyền thống và những cú sốc không đoán định được trong tương lai, trong đó vai trò của phụ nữ hết sức quan trọng. Việc thực hiện thành công bình đẳng giới chính là một yếu tố xuyên suốt góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác với Thụy Điển về đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững
Vừa qua, Đại sứ quán các nước ASEAN tại Stockholm phối hợp với Cơ quan xúc tiến thương mại - đầu tư Thụy Điển (Business Sweden) tổ chức Hội thảo trực tuyến về cơ hội hợp tác giữa ASEAN và Thụy Điển với chủ đề: “Cơ hội hợp tác giữa các nước ASEAN và Thụy Điển trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững trong thời gian tới”.
Lần đầu tiên Việt Nam vào nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở mức cao trên thế giới
Báo cáo Phát triển Con người toàn cầu năm 2020 với tiêu đề “Giới tuyến tiếp theo: Phát triển Con người trong kỷ nguyên con người tác động lên khí hậu và môi trường” do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố ngày 16/12 cho thấy, Việt Nam đã vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người ở mức cao trên thế giới.
Liên hiệp quốc cảm ơn Việt Nam vì sáng kiến thúc đẩy vấn đề phụ nữ, hoà bình và an ninh
Việt Nam chủ trì Hội nghị cấp cao quốc tế về Phụ nữ, hòa bình và an ninh nhằm tăng cường cam kết, thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong xây dựng và củng cố hòa bình.

Top