Liên hợp quốc: Các quốc gia cần “tăng tốc” trong cuộc chiến với biến đổi khí hậu

2025-01-17 18:50:30
Quy hoạch đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu
Hồi sinh di sản rừng nhiệt đới ở Brazil ứng phó biến đổi khí hậu

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tham vọng khí hậu của Liên hợp quốc (từ ngày 18 – 26/9) tại TP New York, Mỹ. Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến nhiều thảm họa khí hậu như sóng nhiệt, cháy rừng, lũ lụt, siêu bão…

Hội nghị thượng đỉnh Tham vọng khí hậu của Liên hợp quốc thu hút sự quan tâm, tham dự của hàng trăm nhà lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế. Tại Hội nghị có 41 diễn giả là lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế phát biểu, trong đó có Brazil, Canada, Pháp, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU), Đức…

Biến đổi khí hậu – ảnh hưởng không chỉ riêng ai

Tại hội nghị, lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế bày tỏ lo ngại trước những tác động khốc liệt của biến đổi khí hậu (BĐKH).

Ấn Độ triển khai các biện pháp bảo vệ bờ biển do mực nước biển dâng cao. (Ảnh: baotainguyenmoitruong)

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis cảnh báo, mặc dù các quốc đảo nhỏ là nơi dễ bị tổn thương nhất trước mực nước biển dâng cao, nhưng phạm vi của những quốc gia bị ảnh hưởng còn rộng hơn nhiều.

Dẫn số liệu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), ông Francis cho biết IPCC ước tính trong điều kiện hiện tại, mực nước biển trung bình toàn cầu có khả năng tăng từ 8 đến 29 cm vào năm 2030, trong đó các khu vực xích đạo phải hứng chịu nhiều nhất. Điều này dẫn đến hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế và cộng đồng.

Khoảng 900 triệu người sống ở các vùng ven biển có nguy cơ mất nhà cửa do mực nước biển dâng cao và hậu quả khác của biến đổi khí hậu. Theo ông Francis, không ai có thể tránh khỏi một thảm họa tiềm ẩn, các vùng đồng bằng sông màu mỡ như Mississippi, Mekong và Nile – vựa lúa mì của thế giới – đang chìm xuống.

Ngoài những ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế và cộng đồng, mực nước biển dâng còn gây ra những tác động nghiêm trọng hơn đến các khía cạnh về môi trường, pháp lý, chính trị, kỹ thuật, kinh tế, văn hóa và nhân quyền.

Ông Francis cùng các nhà lãnh đạo có mặt tại hội nghị cảnh báo: “Chúng ta không chỉ có nguy cơ mất đất mà có thể còn mất cả di sản văn hóa và lịch sử phong phú của những hòn đảo và khu vực đã giúp hình thành bản sắc của người dân”.

Không chấp nhận những nước đi chậm trong chống biến đổi khí hậu

Tại Hội nghị, các ý kiến cũng nhấn mạnh ứng phó với BĐKH là trách nhiệm chung, cộng đồng quốc tế cần khẩn trương hành động, tăng cường hợp tác, đoàn kết để giải quyết vấn đề này.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các nước đặt ra tham vọng về giảm phát thải nhà kính phù hợp với mục tiêu duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5°C, trong đó các nước phát thải nhiều cần đi đầu trong giảm phát thải khí nhà kính, các nước phát triển cần đạt phát thải ròng bằng “0” muộn nhất vào năm 2040 và các nền kinh tế lớn mới nổi là vào năm 2050.

“Chúng tôi cần mọi doanh nhân, nhà đầu tư, lãnh đạo thành phố, tiểu bang và các quốc gia hướng tới lời hứa về lượng phát thải ròng bằng không. Liên hợp quốc không còn có thể chấp nhận những đất nước đi chậm trong việc chống biến đổi khí hậu, gian lận và bất kỳ hình thức tẩy xanh nào”, ông Antonio Guterres phát biểu.

Nhiệt độ toàn cầu liên tục tăng cao. (Ảnh: Science et Avenir)

Antonio Guterres cho rằng Hiệp ước Đoàn kết về Khí hậu, đề xuất với những quốc gia phát thải khí CO2 lớn nhất thế giới cần rút ngắn thời hạn, hướng tới lượng khí thải ròng bằng 0 từ năm 2050 đến năm 2040, giúp các nền kinh tế mới nổi chuyển mục tiêu này từ năm 2060 sang khoảng thời gian gần hơn, dự kiến vào năm 2050.

Ông cũng đề xuất thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm với quy mô toàn cầu cho tất cả mọi người. Quan chức Liên hợp quốc khẳng định mọi người trên Trái đất phải được bảo vệ bởi hệ thống cảnh báo sớm vào năm 2027.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết: Việt Nam quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và với sự đồng hành, hỗ trợ đầy đủ của cộng đồng quốc tế, phấn đấu giảm nhanh lượng phát thải khí nhà kính đến 43,5% vào năm 2030 và đạt tỷ lệ năng lượng tái tạo hơn 70% vào năm 2050.

Huy động nguồn lực từ lĩnh vực thời trang bảo vệ và phục hồi thiên nhiên

Quỹ Khí hậu vì Thiên nhiên sẽ huy động các nguồn lực từ lĩnh vực thời trang và làm đẹp để bảo vệ và phục hồi thiên nhiên. Đây là một trong những giải pháp của ngành thời trang trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Công nghệ đồng đốt thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Ứng dụng công nghệ đồng đốt sinh khối trong các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam có thể giúp giảm đáng kể lượng khí thải CO2, đồng thời tiết kiệm chi phí từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đô la Mỹ.

Nguồn bài viết : Trò Chơi

Top