Hợp tác và kết nối doanh nghiệp logistics Việt Nam-Campuchia |
Dấu ấn hành trình thúc đẩy trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Việt Nam |
Tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ - WeEmpowerAsia là chương trình do UN Women hợp tác cùng Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Cục phát triển Doanh nghiệp và Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa khu vực phía Bắc thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Học viện Phụ nữ Việt Nam thuộc Hội Phụ nữ Việt Nam thực hiện từ năm 2019 – 2022.
Tại Hội nghị "WeEmpowerAsia: Dấu ấn hành trình" vừa được tổ chức ngày 10/5, đã diễn ra phiên thảo luận về “Doanh nghiệp thực hành bình đẳng giới và nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ”.
Phiên thảo luận về "Doanh nghiệp thực hành bình đẳng giới và nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ". Ảnh: Thanh Thảo |
Tại phiên thảo luận, ông Hoàng Thế Nhu – Giám đốc Điều hành Tổng Công ty May 10 (Tập đoàn Dệt May Việt Nam) chia sẻ: “Lao động nữ trong công ty chúng tôi chiếm đến 70% và họ đang tham gia tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất. Bất cứ cơ sở nào có quy mô trên 3000 lao động đều được cho xây dựng trường mầm non, trung tâm y tế,… để đảm bảo đời sống cho người lao động nữ. Công ty cũng thành lập ban “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” nhằm giám sát, kiểm tra việc thực hiện quyền lợi và quyền bình đẳng cho phụ nữ.”
Ông Hoàng Thế Nhu – Giám đốc Điều hành Tổng Công ty May 10. Ảnh: Thanh Thảo |
“Không có nghề nào thiết kế riêng cho nam giới hay thiết kế riêng cho nữ giới cả”, bà Đinh Hoài Giang – Tổng giám đốc Công ty Secoin khẳng định. Trong phiên thảo luận bà cũng nhấn mạnh có thể nữ giới không có sức khỏe tốt như nam giới nhưng khi tham gia công việc lại kiên trì, bền bỉ, nghị lực, giải quyết vấn đề chi tiết và chu đáo hơn. Để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cần có giải pháp phát huy thế mạnh từ cả hai giới.
Bà Đinh Hoài Giang – Tổng giám đốc Công ty Secoin. Ảnh: Thanh Thảo |
Bà Mai Thị Thùy – Chủ tịch Hawasme cho biết: “mình muốn được trao quyền thì mình phải phấn đấu, phải trau dồi năng lực”. Đây chính là điều quan trọng nhất khi muốn trao quyền cho phụ nữ.
Bà Mai Thị Thùy – Chủ tịch Hawasme. Ảnh: Thanh Thảo |
Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam khẳng định “Trong khi kết quả Chương trình WeEmpowerAsia rất đáng khích lệ, chúng ta cần lưu ý một điều quan trọng là chuyển từ cam kết sang hành động cần nỗ lực và quyết tâm chính trị của tất cả các bên liên quan để đạt được mục tiêu phụ nữ có thể hoàn toàn tham gia và hưởng lợi đầy đủ từ các hoạt động kinh doanh và môi trường làm việc bình đẳng”.
Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Thảo |
Hội thảo hôm nay không chỉ có ý nghĩa nhìn lại dấu ấn hành trình của WeEmpowerAsia mà còn là cơ hội để các bên thảo luận nhằm duy trì các thành quả của dự án như một yếu tố phát triển bền vững cho chặng đường tiếp theo trong Hành Trình đồng hành và hỗ trợ cộng đồng doanh nhân nữ Việt Nam của Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam và UN Women.
Đối thoại "Phụ nữ và ngoại giao - Vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo và quản lý": Truyền cảm hứng cho phụ nữ và cán bộ làm công tác đối ngoại |
Nhiều cơ hội hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp Việt tại Vietnam Expo 2022 |