Đài Loan tuyển sinh sinh viên nước ngoài ngành bán dẫn, cơ hội cho Việt Nam

2024-12-21 11:39:09
Việt kiều hiến kế phát triển vi mạch bán dẫn - Bài 1: Thời cơ
Bài 2: Tìm lối đi riêng

Đây là thông tin do ông Đỗ Minh Hoài, Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan, Văn phòng Kinh tế - Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc chia sẻ.

Lao động Việt Nam có lợi thế trong lĩnh vực sản xuất chế tạo tại Đài Loan

Ông Đỗ Minh Hoài cho biết, Đài Loan (Trung Quốc) vẫn là một trong hai thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất. Tính đến cuối tháng 10/2023, Đài Loan có 751.603 lao động nước ngoài, trong đó có 262.546 lao động Việt Nam. Về cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng lao động Việt Nam trong các ngành như sau: sản xuất chế tạo: 84,67%; dịch vụ xã hội: 10,52%; xây dựng: 2,92%; nông-lâm-ngư nghiệp: 1,88%.

Hiện nay có khoảng 90% lao động Việt Nam tại Đài Loan làm việc trong khu vực 1 (gồm các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, nông-lâm-ngư nghiệp, chăm sóc người bệnh tại các cơ sở chăm sóc) và đang hưởng mức lương tối thiểu 26.400 Đài Tệ/tháng (khoảng 850 USD/tháng).

Tuy nhiên, Trưởng ban Đỗ Minh Hoài cho biết, trong bối cảnh thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng bậc trung, Đài Loan đã thông qua chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ kỹ thuật bậc trung. Chương trình này cho phép lao động nước ngoài làm việc trong các ngành sản xuất chế tạo, thuỷ sản, xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ xã hội có thể cư trú dài hạn tại Đài Loan nếu đáp ứng một số điều kiện về thời gian làm việc, trình độ kỹ thuật và mức tiền lương tại Đài Loan.

Chính vì thế, số lượng lao động Việt Nam được tuyển dụng ở trình độ kỹ thuật bậc trung sẽ tiếp tục tăng lên do ngày càng có nhiều lao động Việt Nam đáp ứng các điều kiện của Đài Loan. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam từng bước được cải thiện; công tác chuẩn bị nguồn, liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động ngày càng được chú trọng.

"Lao động Việt Nam có lợi thế trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, được các chủ sử dụng Đài Loan ưu tiên tuyển dụng. Một số chủ sử dụng lao động lớn đã bắt đầu chuyển sang tuyển dụng lao động Việt Nam", ông Hoài chia sẻ.

Ông Hoài cũng cho biết, hệ thống pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng được hoàn thiện; người lao động có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài với chi phí thấp hơn, được bảo hộ tốt hơn.

"Hiện nay có một số đơn hàng gọi là Liên minh Doanh nghiệp có Trách nhiệm-RBA. Đây là những đơn hàng, chủ Đài Loan gia công, trong chuỗi cung ứng, rất nhiều doanh nghiệp tại Châu Âu, Mỹ yêu cầu không được thu phí của người lao động trong những đơn hàng này. Người lao động đi theo chính sách 0 đồng. Nếu Đài Loan xây dựng được lộ trình, áp dụng cho tất cả doanh nghiệp đây sẽ điều rất tốt cho lao động Việt Nam", ông chia sẻ.

Lao động Việt Nam có lợi thế trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, được các chủ sử dụng Đài Loan ưu tiên tuyển dụng.

Thị phần lao động Việt Nam sẽ có biến động nếu Ấn Độ đạt thỏa thuận hợp tác với Đài Loan

Tuy nhiên, ông Đỗ Minh Hoài cho biết, nếu Đài Loan và Ấn Độ đạt được thoả thuận hợp tác lao động vào cuối năm 2023 thì nhiều khả năng thị phần của lao động Việt Nam tại Đài Loan sẽ có biến động theo chiều hướng giảm.

Trong thời gian tới, để đưa lao động Việt Nam sang Đài Loan hiệu quả, thì các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam làm tốt công tác chuẩn bị nguồn lao động, thực hiện nghiêm chỉnh công tác đào tạo, tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật cho người lao động trước khi xuất cảnh theo quy định, thực hiện tốt công tác tuyển chọn người lao động, cung cấp thông tin đơn hàng đầy đủ, chính xác và thu phí xuất cảnh theo đúng quy định, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật sở tại đến người lao động để hạn chế tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Đài Loan.

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục đề nghị Đài Loan tăng cường điều tra, xử phạt các chủ sử dụng lao động bất hợp pháp cũng như tăng cường quản lý, giám sát các công ty môi giới nhân lực Đài Loan để ngăn chặn sự bóc lột và đối xử không đúng mực của các công ty này, xem xét thắt chặt các điều kiện cấp phép cho các công ty môi giới nhân lực Đài Loan.

"Việc lao động nước ngoài bỏ ra ngoài hợp đồng làm việc bất hợp pháp phản ánh một số vấn đề nội tại của thị trường lao động Đài Loan như mất cân bằng cung cầu lao động, sự khác biệt về mức lương và thu nhập giữa các nhóm ngành nghề. Vì vậy tiếp tục đề nghị Đài Loan giải quyết vấn đề lao động bỏ ra ngoài hợp đồng theo hướng hệ thống, như giải quyết thiếu hụt cung-cầu lao động thông qua cho phép các ngành nghề khác được tiếp nhận lao động nước ngoài, nới lỏng các điều kiện để người lao động tự do chuyển đổi việc làm, giảm khác biệt về mức lương, thu nhập giữa các nhóm ngành nghề", ông Hoài nói.

Bài 3: Xây dựng nguồn nhân lực
Bài 4: Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của ngành

Top