Tư tưởng Hồ Chí Minh: Công an nhân dân vì dân vì nước

2024-12-21 13:07:18
Cách mạng Tháng Tám và văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh

Trong Cách mạng Tháng Tám, văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét ở mục tiêu cao đẹp giải phóng dân ...

Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Angola và Armenia

Đó là những khẳng định của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ông Nguyễn Thành Phong tại buổi tiếp tân ...

Vì dân mà phục vụ, dựa vào nhân dân mà làm việc

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng của người cán bộ trước hết là phải biết thương yêu, quý trọng nhân dân. Cán bộ “phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân, biết nhân dân cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những tủi buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân”. Người nhấn mạnh, có làm được những điều đó thì lực lượng Công an nhân dân mới phát huy được vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh. Trong buổi nói chuyện tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 10 tháng 1/1956, Người đã dặn các cán bộ Công an nhân dân phải gần dân thì lực lượng công an nhân dân mới phát huy được vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh.

Người chỉ rõ, “Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được. Nhân dân có hàng triệu tai mắt. Nếu Công an biết dựa vào Nhân dân, thì Nhân dân sẽ là người giúp việc rất đắc lực của công an. Muốn làm tròn nhiệm vụ, công an phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và chính quyền, hết lòng phục vụ Nhân dân và dựa vào Nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của Quân đội, của Công an nói riêng và toàn dân nói chung; là nhiệm vụ mà quân đội và Công an phải dựa vào nhân dân mới hoàn thành được tốt”. Không những thế, “phải làm thế nào cho được lòng dân, phải thực sự giúp đỡ dân trong công việc chứ không phải là lối ngoại giao qua loa. Có như thế thì người dân mới tích cực trở lại giúp đỡ công an”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ công an gần dân để thân dân, hiểu dân, học dân, gắn bó với nhân dân, tin tưởng vào sức mạnh của dân, lắng nghe ý kiến phê bình, góp ý của nhân dân. Gần dân là cơ sở để cán bộ công an nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân dân không những ủng hộ, giúp đỡ mà còn giám sát, kiểm tra việc làm của mỗi người cán bộ, chiến sĩ công an, góp phần giáo dục, rèn luyện tư cách đạo đức cách mạng cho mỗi người cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Công an nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị Cảnh sát nhân dân thủ đô, mùng 1 Tết Quý Mão (1963). Ảnh : TTXVN

Đạo đức cách mạng của người Công an nhân dân Việt Nam còn thể hiện ở chỗ, cán bộ Công an phải thân dân; có nghĩa là, cán bộ Công an phải có mối quan hệ gắn bó mật thiết với Nhân dân. Theo Người, cán bộ Công an có gần dân, thân dân thì mới hiểu dân; có hiểu dân thì mới có thể coi trọng Nhân dân. Cán bộ Công an phải thân dân vì lực lượng Công an có nguồn gốc từ Nhân dân, mang tính Nhân dân sâu sắc, vì Nhân dân phục vụ. Người căn dặn: “Trên báo, cần thường xuyên làm cho anh chị em Công an nhận rõ Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào Nhân dân mà làm việc”. Với ý thức “Công an phải có tinh thần phục vụ Nhân dân”, Người chỉ rõ: “dân có mến, yêu, tin Công an thì mới giúp Công an chuyên chính với địch để tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Trong thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Sở Công an Khu XII tháng 3/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, phải luôn giáo dục cho lực lượng công an nhân dân rèn luyện tư cách đạo đức cách mạng; tư cách người công an cách mệnh là: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với Nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, đó là “những đạo đức và tư cách mà người Công an nhân dân cách mệnh phải có, phải giữ cho đúng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: giữ vững an ninh cho nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Người khẳng định: Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì thế, cán bộ công an nhân dân phải vì dân. Phải vì lợi ích của Nhân dân mà phục vụ với tinh thần đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết, trước hết, thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi, lấy niềm hạnh phúc của nhân dân làm lẽ sống của mình. Hồ Chí Minh căn dặn: “Làm công an không phải làm “quan cách mạng”. Làm Công an là để giữ gìn trật tự, an ninh cho Nhân dân”. Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ Công an phải gần dân thì mới có thể thân dân, thân dân mới có thể hiểu dân để trọng dân, trọng dân mới có thể lễ phép với Nhân dân và do vậy người cán bộ Công an mới thật sự vì dân mà làm việc, vì dân mà chiến đấu. Cũng vì thế, lực lượng Công an nhân dân mới phát huy được vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh.

“Công an của ta là công an nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc” (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Ngọc càng mài càng sáng

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh: Đạo đức của người cán bộ cách mạng thể hiện ở sự kiên định, trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, “phải giữ chủ nghĩa cho vững” không hoang mang, dao động trước khó khăn, đặc biệt là trước những bước ngoặt của cách mạng, “thắng không kiêu, bại không nản”, “giàu sang không thể quyến rũ, gian khó không thể lay chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan giáo dục cho lực lượng vũ trang nhân dân nói chung và lực lượng công an nhân dân nói riêng lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Chính phủ, với nhân dân. Công an nhân dân với vai trò là một trong những lực lượng cốt yếu, có nhiệm vụ bảo vệ cách mạng, bảo vệ nhân dân. Người Công an nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với cách mạng, với Nhân dân. Tức là con người có đạo đức. Đạo đức đó là suốt đời vì nước, vì dân, không có chủ nghĩa cá nhân. Theo Bác, yêu cầu lớn nhất đối với người công an phải là có đạo đức: chí công vô tư. Đương nhiên, phải mưu trí, cảnh giác. Với tinh thần như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra 6 điều dạy đối với công an nhân dân. Không phải ngẫu nhiên mà trong 6 điều dạy, Bác lại đưa ra điều dạy: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính” lên trên hết. Đây là quan hệ gốc, quan hệ số một, chi phối tất cả các mối quan hệ còn lại. Nhìn nhận ở một mức độ nhất định có thể thấy, nếu người công an nhân dân không “cần, kiệm, liêm, chính” đối với chính bản thân mình, thì không thể “tuyệt đối trung thành” đối với Chính phủ, không thể “thân ái, giúp đỡ” đối với đồng sự và cũng không thể “kính trọng, lễ phép” với Nhân dân.

Trong Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 10/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Muốn làm tròn nhiệm vụ, công an phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Những chính sách và Nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của Nhân dân. Vì vậy, đạo đức cách mạng của người đảng viên, của người Công an nhân dân là “bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng. Mọi đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; phải ngăn ngừa và kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân”. Theo Hồ Chí Minh, nói tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là: “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của Nhân dânlao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc”.

Trong suốt 75 năm qua, thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an nhân dân phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trên mặt trận đấu tranh bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ cuộc sống của Nhân dân. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, lực lượng CAND đã phá tan mọi âm mưu phá hoại của địch, giữ vững an ninh, trật tự vùng tự do và các khu căn cứ, bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước; hỗ trợ đắc lực cho các lực lượng vũ trang và Nhân dânta đánh bại các chiến dịch quân sự của địch; chống gián điệp, biệt kích phá hoại, diệt ác, trừ gian; bảo vệ các phong trào quần chúng, căn cứ kháng chiến, các cơ quan lãnh đạo của Đảng; làm thất bại các hoạt động chiêu hồi, tình báo của địch, góp phần cùng quân và dân ta đánh thắng trên các chiến trường, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nêu cao những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng CAND đã luôn chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu cho Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền những chủ trương, quyết sách có ý nghĩa chiến lược về bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia, mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước; đấu tranh có hiệu quả, làm thất bại các âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; vì sự bình yên của đất nước và cuộc sống hạnh phúc của Nhân dân.

Tinh thần gần dân, trọng dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng được lực lượng CAND quán triệt, thực hiện xuyên suốt nhằm dựa vào nhân dân, phát huy trí tuệ, sức mạnh, lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, Ngày truyền thống CAND cũng được chọn là là “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” để thúc đẩy, khích lệ toàn dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh Nhân dânvững chắc tại địa bàn cơ sở, qua đó củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và mối quan hệ giữa Nhân dânvới Đảng, Nhà nước. Qua hoạt động thực tiễn, hình ảnh người chiến sĩ Công an ngày càng gần gũi, gắn bó với Nhân dân và được dân quý, dân thương, dân tin tưởng.

Công an nhân dân là lực lượng tiên phong tuyến đầu trong phòng chống COVID-19. Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, các chiến sỹ Công an đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để truy xét người bị lây nhiễm, nghi lây nhiễm, đề xuất lên phương án cách ly, ngăn chặn dịch bệnh, góp phần cùng cả nước vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, bên cạnh đó những tác động tiêu cực của mặt trỏi của cơ chế thị trường, của chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chế độ ta, hơn bao giờ hết vấn đề xây dựng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng công an nhõn dõn núi riờng càng trở nên cấp bách và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Mỗi người cán bộ, đảng viên trong lực lượng Công an nhân dân phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện; tổ chức phải không ngừng chăm lo bồi dưỡng, giáo dục bằng những biện pháp cụ thể. Bởi như Bác Hồ đã dạy: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người chiến sĩ Công an luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, chấp nhận hy sinh, gian khổ, tận tụy hết lòng, hết sức phục vụ Đảng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, “chỉ biết còn Đảng là còn mình”, luôn coi “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, lực lượng Công an đã có những đóng góp công lao, hy sinh xương máu to lớn, với hơn 14 ngàn liệt sĩ, hơn 5 ngàn thương binh, bệnh binh và hàng chục ngàn người có công với cách mạng

(Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc)

Hồ Chí Minh - con người của mọi thời đại

Mới đây, Trưởng phòng châu Á - châu Đại dương thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị quốc tế, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba ...

100 đại biểu tham dự tọa đàm trực tuyến tại Mỹ với chủ đề “Cuộc đời, tư tưởng và sự nghiệp Hồ Chí Minh"

Nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5 (giờ địa phương), phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp ...

Top