Việt Nam cử thêm 10 sĩ quan làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc Chiều 18/8, Bộ Quốc phòng đã trao quyết định của Chủ tịch nước và giao nhiệm vụ cho các sĩ quan đi làm nhiệm vụ ... |
Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Hàng năm khóa họp đều dành trọn vẹn ... |
Ngày 19/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp trực tuyến về những diễn biến gần đây tại Mali.
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng Bảo an đã được thông báo về tình hình sau khi một nhóm binh sỹ ở Mali nổi loạn và bắt giữ Tổng thống, Thủ tướng và nhiều quan chức chính phủ nước này vào ngày 18/8.
Đại diện các nước thành viên Hội đồng Bảo an họp về tình hình ở Mali. (Ảnh: VOV) |
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, báo cáo trước Hội đồng Bảo an, ông Jean-Pierre Lacroix, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề gìn giữ hòa bình, cho biết tình hình an ninh tại Mali cơ bản chưa có biến động lớn, nhưng đã xảy ra tình trạng cướp bóc và phá hoại tài sản. Ông cho rằng vụ việc vừa qua có nguồn gốc từ những bất ổn chính trị ở Mali trong nhiều tháng qua.
Phó Tổng thư ký Lacroix kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng bạo lực và bảo đảm quyền của tất cả người dân Mali, bao gồm các quan chức chính phủ đang bị giam giữ cũng như bảo đảm tự do đi lại cho Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA).
Các nước thành viên Hội đồng Bảo an chia sẻ quan ngại về tình hình Mali, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục trật tự Hiến pháp và tuân thủ Hiệp định Hoà bình năm 2015, đánh giá cao nỗ lực của Liên Hợp Quốc, Lãnh đạo các quốc gia Cộng đồng kinh tế khu vực Tây Phi (ECOWAS), Liên minh Châu Phi (AU) trong thúc đẩy ổn định ở Mali, đặc biệt là vai trò trung gian hòa giải của Cộng đồng kinh tế Tây Phi.
Một số nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền con người và chống khủng bố trong bối cảnh hiện nay, tránh để Mali rơi vào tình trạng như sau cuộc đảo chính năm 2012.
Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại phiên họp trực tuyến. (Ảnh: TTXVN) |
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, bày tỏ quan ngại sâu sắc trước diễn biến tại Mali; kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh sử dụng vũ lực; thúc đẩy đối thoại để tìm kiếm các giải pháp chính trị hòa bình, phù hợp với Hiến pháp và luật pháp Mali nhằm thiết lập lại ổn định và trật tự xã hội ở Mali, vì nguyện vọng hòa bình chính đáng của người dân.
Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên hợp quốc, AU, ECOWAS và cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy đối thoại nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình giữa các bên liên quan, hỗ trợ đưa tình hình Mali sớm trở lại ổn định.
Các binh sĩ Mali nổi loạn bên ngoài thủ đô Bamako và bắt giữ Tổng thống, Thủ tướng cũng như loạt quan chức cấp cao nước này. (Ảnh: RTE) |
Trong thông cáo báo chí được công bố chiều ngày 19/08, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các binh sỹ tham gia nổi dậy ngay lập tức thả toàn bộ các quan chức chính phủ bị họ bắt giữ và quay trở lại doanh trại của mình.
Các nước thành viên Hội đồng Bảo an cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tái thiết lập pháp trị và hướng tới quay trở lại trật tự hiến pháp đồng thời tái khẳng định ủng hộ các sáng kiến và nỗ lực trung gian của Cộng đồng kinh tế Tây Phi ở Mali. Các nước thành viên Hội đồng Bảo an kêu gọi các bên liên quan ở Mali kiềm chế và ưu tiên đối thoại nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng trong nước.
Việt Nam đại diện E10 thảo luận về thủ tục và phương pháp làm việc của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Trong tháng 5 này, Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp trực tuyến giữa đại sứ, trưởng phái đoàn các nước E10 với ... |
Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc họp trực tuyến thảo luận về tình hình Libya Ngày 26/3/2020, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã họp trực tuyến để thảo luận về tình hình Libya và hoạt động của Phái ... |