Ăn gì khi đến Tây Ninh? |
Ăn gì khi đi du lịch Quảng Ninh? |
Ăn gì khi đến Nam Định? |
Nhắc đến phở bò, người ta thường nghĩ đến phở Hà Nội nhưng mấy ai biết được rằng món phở bò trứ danh không đâu bằng Nam Định. Đặt chân đến nơi đây, nếu bạn quên không thưởng thức món phở thơm ngon này thì quả thật rất đáng tiếc. Phở bò Nam Định có nét đặc trưng bởi phần nước phở và thịt bò được chế biến vô cùng khéo léo với những công thức gia truyền.
Phở bò Nam Định có nước dùng với hương bị đậm đà, béo ngọt, thanh thanh. Khi kết hợp cùng sợi phở mềm, nhỏ và những miếng thịt bò mềm, ngọt ngon sẽ cho ra một món đặc sản có sức hấp dẫn không thể chối từ.
Một trong những món đặc sản Nam Định nổi tiếng nữa mà các bạn nên thưởng thức khi tới Nam Định đó chính là món nem nắm Giao Thủy. Nem được bọc trong một lớp lá sung, Khi bóc ra các bạn sẽ thấy một cục nem tròn tròn, được ngắm bằng tay chính vì vậy người ta gọi món ăn này là nem nắm. Mặc dù nhìn có vẻ đơn giản nhưng nguyên liệu và cách làm món ăn này thì thật sự không đơn giản chút nào.
Nguyên liệu chính để làm món nem nắm đó chính là bì lợn. Những miếng bì ngon nhất được lựa chọn sau đó được cạo lông sạch sẽ, thái sợi nhỏ và trộn cùng với các loại gia vị cần thiết. Phần lá sung bọc bên ngoài nắm nem chính là dùng để ăn kèm với nem. Bọc những miếng nem vào trong chiếc lá sung, thêm chút rau thơm, khi ăn chấm cùng tương ớt hoặc mắm ngon mới tuyệt vời làm sao.
Bánh xíu páo Nam Định theo chân người Hoa đến Nam Định và đã trở thành món ăn đặc sản nổi danh thành Nam từ rất xa xưa. Bánh xíu páo Nam Định nhìn bề ngoài như bánh bao chiên, nguyên liệu chính gồm có bột mì, thịt, trứng, mỡ lợn và một số gia vị đặc trưng phụ thuộc vào cách làm gia truyền của mỗi gia đình.
Bánh xíu páo Nam Định nên ăn nóng sẽ cảm nhận được vị thơm của thịt xíu, vị bùi, béo ngậy của thịt mỡ cùng vị cay cay thơm thơm của hạt tiêu. Bánh xíu páo được bán trên nhiều con phố của thành phố Nam Định như Hàng Sắt, Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong... với giá từ 8.000 đến 10.000 đồng một chiếc.
Bánh nhãn không phải được làm từ long nhãn hay có hương thơm của nhãn mà chỉ đơn giản vì nó tròn và có màu giống quả nhãn. Bánh được làm từ một trong những sản phẩm nông sản của vùng đất nông nghiệp giàu có – loại gạo nếp hương hay nếp cái hoa vàng Hải Hậu từng nổi tiếng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Nguyên liệu làm bánh cũng như các khâu chế biến đều được chọn lựa, thực hiện kĩ càng công phu. Gạo nếp, trứng gà, đường kính, mỡ lợn đều phải lựa loại ngon để bánh rán xong tròn trịa, màu giống quả nhãn và đều nhau nhìn bề ngoài có độ bóng. Khi ăn có độ giòn và có vị mát.
Ai đã từng thưởng thức bánh nhãn hẳn không quên hương vị thơm giòn, béo ngậy của bánh. Ngày nay bánh nhãn có mặt khắp nơi trong tỉnh Nam Định, góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của địa phương. Bánh nhãn có hình tròn nhỏ màu vàng có hình dạng giống quả nhãn nên người ta thường gọi là bánh nhãn.
Một trong số những món ngon đặc sản Nam Định không thể không nhắc đến đó là cá nướng úp chậu. Món ăn truyền thống này thường xuất hiện vào mỗi dịp trọng đại như lễ, Tết. Chỉ cần nghe tên thôi, chắc hẳn nhiều du khách đã cảm thấy tò mò muốn thưởng thức ngay những hương vị hấp dẫn ấy.
Cá được đem nướng thường là cá trắm cỏ (từ 2 – 5kg), hay cá chép (từ 1 – 2 kg). Sau đó sẽ cắt cá làm đôi, làm ba (tùy theo kích cỡ của cá), rửa sạch, cho cá vào một chiếc chậu nhỏ, ướp bột canh, sả, lá mắc mật, gừng với thời gian khoảng 30 phút cho cá ngấm gia vị. Tiếp đó, người ta sẽ trải một lượt rơm nếp dày chừng 3cm xuống nền bếp, đặt cá lên, dùng lá chuối tươi phủ kín bề mặt cá và lấy một chiếc chậu nhôm úp lên trên cá. Xong xuôi, rơm sẽ được phủ lên thành chậu và bắt đầu nướng cá.
Thời gian đốt lửa kéo dài liên tục khoảng 30 phút. Sau đó người ta sẽ phủ một lớp trấu dày quanh mặt chậu rồi đốt thêm từ 4 – 5 tiếng. Thành phẩm cá nướng úp chậu chín đều, lớp da béo ngậy, giòn dai, óng vàng cùng phần thân cá chắc thịt, thơm ngon phưng phức. Khi ăn, cá được chấm nước mắm pha gừng, vừa cay, vừa bùi, thơm mùi rơm nếp.
Bún là một món ăn khá nổi tiếng tại Việt Nam. Có nhiều món đặc sản của Việt Nam được làm từ bún như: bún bò Huế, bún riêu cua, bún cá ,… nhưng bún đũa thì có lẽ chưa nhiều người trong chúng ta được nếm thử đâu. Sỡ dĩ như vậy là vì bún đũa chỉ có tại Nam Định. Những sợi bún trắng, to gần bằng cây đũa chính vì vậy mà người ta mới gọi là bún đũa. Những sợi bún to và trắng, khi ăn có độ dai nhất định được hòa quyện một cách tinh tế với nước dùng ngọt đậm đà, một vài loại rau thơm có hương vị mới tuyệt vời làm sao. Nó khiến bất cứ ai ăn rồi cũng đều phải nhớ mãi.
Xôi xíu Nam Định là đặc sản Nam Định gây ấn tượng bởi cái tên lạ. Xôi xíu Nam Định trắng dẻo được làm từ loại gạo nếp dẻo thơm hạt mềm, óng ả. Xôi được ăn cùng thịt xá xíu, lạp xưởng và không thể thiếu thứ nước sốt thơm, đậm đà có vị cay nồng của hạt tiêu.
Khi ăn, bạn chỉ cần trộn đều bát xôi, rắc ít nước sốt và vừa ăn vừa cảm nhận. Muốn ăn xôi xíu Nam Định. Một bát xôi vào buổi sáng hay buổi tối với giá 15.000 đồng chắc chắn sẽ làm bạn ấm bụng trong một thời gian dài đấy. Bạn có thể tìm mua xôi xíu Nam Định ở một số quán trên phố Hàng Sắt, Hoàng Văn Thụ tại thành phố Nam Định.
Người làng Kênh vẫn truyền cho con cháu kinh nghiệm tráng bánh ngon: Gạo làm bánh là loại dẻo, bột không được ngâm quá lâu vì bánh sẽ chua, nhão, khi tráng thoa một lớp bột mỏng nhưng đều. Muốn bánh có độ dai, mỏng và giòn, để lâu bánh không bị cứng thì khi pha bột bánh thêm một lượng nhỏ bột dong. Trước đây khi tráng bánh người ta thường xếp bánh trên lá sen hoặc là chuối trông rất ngon mắt và chỉ chấm không với nước mắm. Ngày nay, khi ăn người ta thường cho thêm vài lát chả quế thơm vào cho đậm vị.
Món ăn qua bao đời vẫn được người làng Kênh gìn giữ để hương vị không đổi theo thời gian, chiều lòng được cả những vị khách khó tính nhất. Bánh cuốn làng Kênh được làm từ gạo dẻo, bột không được ngâm quá lâu vì bánh sẽ chua, nhão, khi tráng thoa một lớp bột mỏng nhưng đều. Muốn bánh có độ dai, mỏng và giòn, để lâu bánh không bị cứng thì pha một lượng nhỏ bột dong.
Ăn gì khi đến đất Bình Dương? |
Ăn gì khi đến đất Bắc Ninh? |
Ăn gì khi đi du lịch Cà Mau? |