Hà Lan: Sáng chế máy sóng chống lũ lớn nhất thế giới

2025-01-17 18:50:29

Các nhà khoa học Hà Lan đã tạo ra cổ máy sóng nhân tạo lớn nhất thế giới. Đây là một phần trong dự án nhiều triệu USD nhằm cứu đất nước thấp này khỏi lũ tàn phá. Tới nay con sóng nhân tạo cao nhất đã hơn 5m nhưng các kỹ sư đang hy vọng sản xuất những con sóng cao hơn từ cổ máy trị giá 26 triệu euro vừa hoàn thiện.

Giữ khoảng 9 triệu lít nước được bơm từ một hồ chứa công suất 1.000 lít/giây, máy Delta Flume sản xuất ra những con sóng bằng cách đẩy nước lui và tới va đập vào một tấm vách thép cao 10m. Nhờ đó, các nhà khoa học có thể tạo ra một dãy các điều kiện từ biển động, đến biển động mạnh và thậm chí cả một làn sóng thần.

Các điều kiện đó được đưa đến một bể nước hẹp dài 300m và đáp ứng một loạt các biện pháp chống lũ, từ đê điều, các đụn các, các đập và rào chắn.

Mục đích là để xem cách thức mỗi một mẫu công nghệ chống chọi với kích cỡ sóng đập vào nó.

Phát biểu với thông tín viên khoa học của BBC Rebecca Morelle, kỹ sư đê biển TS Bas Hofland nói: “Hôm qua, chúng tôi đã có một con sóng cao hơn 5m, nhưng chúng tôi đang hy vọng có những con sóng cao hơn nữa.”

Hà Lan nổi tiếng là nước dẫn đầu thế giới về công nghệ trị thuỷ. Họ đã ứng dụng các công nghệ như nhà ở thuỷ bộ (có thể ở được cả trong điều kiện ngập nước), xây dựng nhà trên cột và cho ngập một số vùng để bảo vệ các vùng khác.

Lý do đất nước rất chủ động là vì hai phần ba đất đai của họ luôn nằm trong nguy cơ ngập nước. Đất nước thấp này đã phải chống chọi với lũ lụt từ hơn cả ngàn năm khi các nông dân lần đầu tiên xây đê bảo vệ đất đai của họ.

Vào năm 1953, gần 2.000 người bị chết do một lần triều cao và bảo nổi lên ở Biển Bắc làm 1.500km2 bị ngập lụt.

Biến cố đó dẫn đến việc xây dựng Delta Works, một mạng lưới các đập nước, khoá và rào chắn, trong một nỗ lực bảo vệ các phần đất dễ tổn thương vì thuỷ tai.

Một rào chắn bão đột biến ở Zeeland , phía tây nam đất nước, là một cấu trúc khổng lồ nối kết hai bán đảo và có các cổng cống có thể đóng lại nếu các điều kiện ở biển thay đổi.

Tuy nhiên, nhà sinh thái ven biển TS Bregje van Wesenbeeck cho rằng Hà Lan vẫn còn cần phải chứng minh trong tương lai các hệ thống của đất nước mặc dầu chúng được bảo vệ tốt hơn nhiều nước khác.

Bà nói: “Các biện pháp bảo vệ nguy cơ lũ của chúng tôi cần phải thích ứng và không quá cứng nhắc. Chúng tôi không muốn tự khoá mình ở bên trong.

“Chẳng hạn, đối với một số rào chắn bão đột biến, đang có một chút thách thức vì nó là một thứ cứng nhắc, nên nếu có một sự dâng cao mực nước biển lớn chúng tôi cầu phải thích ứng ngay.”

TS Wesenbeeck cho rằng nhiều hệ thống tự nhiên như đụn cát hoặc các để phủ cỏ dễ dàng điều chỉnh hơn, mặc dầu phức tạp, và có thể được xây dựng nhanh hơn khi cần thiết.

Đây là kiểu công nghệ sẽ được tập trung thử nghiệm ở máy sóng khổng lồ, được đặt ở Viện Nghiên cứu Deltares ngay bên ngoài thành phố Delft ở Hà Lan.

Các nhà khoa học hiện nay đang kết thúc thử nghiệm sau cùng của cổ máy với dự kiến đưa vào hoạt động chính thức trong tháng 10.

Nó sẽ trở nên đồng bộ với các nỗ lực bảo vệ đất nước khỏi lũ ven biển, hiện nay và trong tương lai khi một báo cáo biến đổi khí hậu năm 2013 của LHQ cảnh báo rằng vào năm 2100, mực nước biển trung bình toàn cầu có thể tăng giữa 28cm và 98cm.

Một nghiên cứu khác khẳng định rằng kịch bản xấu nhất là nhà cửa của khoảng 600 triệu người bị ngập mỗi năm.

Năm ngoái một người Hà Lan cao tuổi được quay cảnh đang lái chiếc chiếc scooter vào một con đường – mặc dầu nó đang bị ngập và biến thành một con sông.

Trong khi các chiếc xe đang bị bỏ trên đường, người đàn ông vô danh vẩy vùng bất kể. Đoạn phim không thể tin được quay ở Anhem bị tàn phá bởi lũ lụt sau khi sông Rhine vỡ bờ.

Máy sóng khổng lồ qua các con số

Kích thước: Delta Flume dài 291m, sâu 9,5m và rộng 5m.

Số lượng nước chứa: 9 triệu lít, tương đương bốn hồ bơi Olympic.

Chiều cao các con sóng: 5m trở lên.

Thời gian đổ đầy nước trở lại: 1.000 kít nước một giây được bơm giữa bể chứa và máng.

Theo Thế Giới Tiếp Thị

Nguồn bài viết : Cổng Games

Top