Phong tục tết đặc sắc của một số dân tộc ở Lào Cai |
Lên cao nguyên Bắc Hà mùa hoa mận trắng tinh khôi |
Một buổi lễ cấp sắc tại xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai (Ảnh: Báo Lào Cai). |
Lào Cai có 3 nhóm Dao sinh sống: Dao họ, Dao tuyển và Dao đỏ. Tuy nghi thức và nội dung tổ chức lễ của mỗi ngành Dao có những đặc điểm khác nhau nhưng đều mang một ý nghĩa chung là lễ trưởng thành cho những người đàn ông trong gia đình.
Tranh thờ được chuẩn bị cho Lễ cấp sắc (Ảnh: CTTĐT tỉnh Lào Cai). |
Lễ cấp sắc được tổ chức vào khoảng tháng 11 đến tháng 2 âm lịch hàng năm và kéo dài từ 1 đến 5 ngày. Gia chủ phải chọn ngày lành, tháng tốt, chọn số người tham gia và chọn thầy cúng kỹ càng. Cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên là cấp 3 đèn và 36 binh mã; bậc thứ 2 là cấp 7 đèn và 72 binh mã; bậc cuối cùng là 12 đèn và 120 binh mã. Mỗi bậc đều có sự khác biệt, theo các nghi lễ thể hiện những ý nghĩa lịch sử, văn hóa nhất định. Cấp sắc 12 đèn là cấp sắc cao nhất và họ phải trải qua một quá trình tự học, rèn luyện, thông thạo các nghi thức, thủ tục hành lễ cũng như các bài cúng ghi trong sách Nôm Dao. Người đã được cấp sắc 12 đèn sẽ được cộng đồng trọng vọng nhất, sẽ trở thành "sư phụ", là thầy cúng cấp cao, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng.
Thầy cúng chuẩn bị cho buổi lễ (Ảnh: Báo Lào Cai). |
Lễ cấp sắc có 2 phần lễ chính là lễ quá tăng (qua đèn) gồm các phần: trình diện, cấp đèn, hạ đèn, đặt pháp danh, qua cầu và phần lễ tẩu Slai (lễ thăng cấp) gồm: lễ lên đèn, ban mũ, lễ trình diện Ngọc Hoàng, lễ tơ hồng, lễ thăm thiên đình. Ngày tổ chức lễ cấp sắc, có thể tùy theo cấp bậc được cấp mà mời từ 6 đến 18 thầy hành lễ, chia làm hai phái: Đạo giáo (thầy truyền dậy văn, đạo lý), Sư giáo (Thầy dậy về võ, sức mạnh).
Thầy cúng chuẩn bị cho buổi lễ (Ảnh: Báo Lào Cai). |
Lời cúng trong lễ cấp sắc có giá trị lịch sử và tinh thần sâu sắc, giúp mọi người biết nguồn gốc xuất xứ của dân tộc mình, ghi nhớ công lao to lớn của tổ tiên, từ đó răn dạy mọi người phải hướng thiện, tôn trọng người thầy, biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ. Những lời giáo huấn này được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng giám của thần linh, trời đất, tổ tiên và trước cả cộng đồng dòng tộc nên có tác dụng rất lớn trong đời sống xã hội. Trong lễ cấp sắc còn có rất nhiều điệu múa, tranh vẽ, hình cắt giấy trang trí... thể hiện trình độ thẩm mỹ cao.
Thầy cúng đang thực hiện các nghi lễ cấp sắc (Ảnh: Bazan Travel). |
Ông Đặng Văn Ánh, thầy mo - người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Dao Tuyển xã Nậm Lúc (Bắc Hà, Lào Cai) cho biết: “Các thủ tục trong nghi lễ cấp sắc ngày nay được tổ chức đơn giản, ngắn gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo sự trang trọng, linh thiêng”.
Người Dao quan niệm, chỉ người đã thụ lễ mới có đủ tâm, đức để phân biệt lẽ phải trái ở đời, mới có thể trở thành người có ích cho cộng đồng, người dân và đặc biệt được công nhận là con cháu của Bàn Vương - tổ tiên của người Dao.
Những người được làm Lễ cấp sắc cảm ơn các thầy sau khi hoàn thành thủ tục cấp sắc (Ảnh: Báo Lào Cai). |
Bữa cơm đầu tiên sau lễ cấp sắc (Ảnh: Báo PLVN). |
Sau lễ cấp sắc, thành viên trong gia đình cùng họ hàng và bà con dân làng đến tham dự sẽ được thụ lộc và cùng nhau quây quần bên mâm cỗ ấm cúng mà gia đình đã chuẩn bị. Do vậy ngoài ý nghĩa linh thiêng, lễ cấp sắc còn là ngày hội tụ của gia đình, họ hàng và cộng đồng người Dao trong vùng.
Ngày 27/12/2012, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 5079/QĐ-BVHTT&DL công nhận lễ cấp sắc của người Dao tại Lào Cai là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. |
Ném còn của người Tày, Lào Cai |
Phong tục đón Tết của người Nùng |