Đến Nha Trang, ngắm biển xanh cát trắng và thưởng thức nhiều đặc sản |
Về Bạc Liêu nghe "Dạ cổ hoài lang" và thưởng thức nhiều đặc sản hấp dẫn |
Pa pỉnh tộp
(Ảnh:@ktmarttuyen) |
Đây thực chất là món cá nướng gập. Cá chép, cá trắm, cá trôi, nhiều loại cá sông khác, được người dân đem về chế biến. Để chế biến pa pỉnh tộp, bà con nơi đây làm theo cách riêng đó là mổ cá dọc sông lưng, bỏ mật để nguyên nội tạng, rửa sạch, sau đó cho gia vị: ớt gừng, sả, mắc khén, rau mùi, hành tươi, rau húng, rồi gập đôi cá lại, kẹp chặt bằng tre, cuối cùng nướng trên than hồng cho chín.
Vị béo của cá, mùi thơm của mắc khén cùng với nước chấm cay cay sẽ khiến bạn không hối hận khi thưởng thức.
Cháo mắc nhung
(Ảnh:yong.vn) |
Là đặc sản của người Mường. Mắc nhung là một loại quả nhỏ bằng hạt đu đủ, màu xanh, được trồng trên nương, có vị cay, ngọt pha chút đắng, được người dân sử dụng để chế biến nhiều món ăn. Một trong những món đó là cháo mắc nhung. Cháo được nấu từ gạo tẻ thơm cùng với xương sườn, hay thịt lợn nướng khô băm nhỏ. Khi chín bắt đầu mới cho mắc nhung, gừng, ớt, sả quấy đều.
Nếu giữa tiết trời lạnh của miền núi mà có bát cháo mắc nhung nóng hổi bên cạnh thì thật là tuyệt vời.
Nậm pịa
(Ảnh: tuhaoviet.vn) |
Nghe tên bạn đã đoán ra đây là món ăn gì chưa. Nậm pịa là món ăn truyền thống lâu đời của người Thái có nghĩa là canh ruột non bò. Món ăn này cũng được chế biến khá cầu kỳ, ruột non bò được làm sạch, lọc lấy nước từ ruột, cho thêm gia vị ớt, gừng xả, một chút thịt, tiết, đuôi bò đun thành hỗn hợp sền sệt. Người ta thường ăn nậm pịa kèm với thịt bò hoặc dê, thêm vai chén rượu. Mới ăn bạn có thể thấy đăng đắng nhưng dần dần bạn sẽ thấy mùi thơm và ngọt của món ăn. Nếu đến Sơn La nhất định phải thử ăn một lần nhé.
Chẳm chéo
(Ảnh:@gaubenho) |
Đây cũng là nước chấm của người dân tộc Thái. Bà con dân tộc nơi đây đã tận dụng nguyên liệu sẵn có từ núi rừng tạo nên mùi vị đặc trưng của chẳm chéo. Các bữa ăn nơi đây không thể thiếu chẳm chéo, nếu thiếu cảm giác như vắng một thứ gì đó khó tả. Nguyên liệu chinh của chẳm chéo là ớt, gừng, mắc khén, muối, mì chính... tuy nhiên để phù hợp với từng món ăn, người dân còn chế biến là nhiều loại khác nhau: chẳm chéo gan, chẳm chéo sả, chẳm chéo pịa...Vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị thơm của các gia vị khác khiến cho chẳm chéo trở thành linh hồn của bữa ăn. Dù bạn ăn chẳm chéo nào thì cũng ngon hết nấc.
Ốc Suối Bàng
(Ảnh: Anninhthudo) |
Nếu muốn thưởng thức món ăn này thì bạn phải ghé Sơn La vào tháng 4 đến tháng 8 vì đây là thời điểm thích hợp nhất để bắt ốc. Thịt ốc ngọt, giòn chấm cùng nước chấm gừng xả thì chuẩn vị núi rừng luôn. Thông thường ốc hay được luộc để giữ nguyên vị ngọt, không mấy khi xào vì xào sẽ rất nhiều nhớt. Nếu đặc biệt hơn bạn có thể thử ốc đá nấu măng chua hoặc lá lồm, hương vị ngất ngây không kém.
Đến "thiên đường biển xanh" Maldives và thưởng thức nhiều đặc sản Du lịch Maldives từ lâu luôn là một sự lựa chọn tuyệt vời. Nơi đây hấp dẫn du khách với những bãi biển nước trong ... |
Những đặc sản Đắk Lắk nổi tiếng, hấp dẫn du khách gần xa Đắk Lắk nổi tiếng không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên núi rừng hoang sơ hùng vĩ mà còn là những đặc sản độc đáo, ... |
5 đặc sản của Việt Nam gây tò mò với thực khách nước ngoài Không chỉ khiến nhiều du khách nước ngoài e sợ mà ngay cả người Việt Nam cũng ngần ngại khi thử những món ăn "đặc ... |