Thịt lợn kho ruốc sả: Món ngon đậm đà, đưa cơm 100 đặc sản Việt Nam: Đến Vĩnh Phúc thưởng cá thính Lập Thạch, về Vĩnh Long ăn ốc hấp hèm chuối xiêm 100 đặc sản Việt Nam: Cần Thơ có món gì độc đáo ngoài "gạo trắng, nước trong"? Món ngon dễ làm: Làm kem chuối dừa mát lạnh siêu ngon |
Ẩm thực Hà Nội nổi tiếng với những món ăn đa dạng. Cùng một nguyên liệu nhưng mỗi cách chế biến lại cho một món ăn khác nhau. Vì thế, cùng nguyên liệu chính là sợi bún, 5 món bún dưới đây đều là những món ngon Hà Nội độc đáo.
Bún ốc
Bún ốc nổi tiếng là món ngon Hà Nội (Ảnh: Myhanoi) |
Nhắc đến bún ốc, người Hà Nội hay nghĩ đến những chiều thu man mác ngồi ở Hồ Tây sương giăng lảng bảng. Ăn một bát bún ốc nóng những ngày heo may hay một ngày nóng tháng 9 ăn bát bún nguội đều là những trải nghiệm rất thú vị làm ấm lòng thực khách.
Chẳng ai nhớ bún ốc có từ bao giờ. Người ta chỉ đoán, chắc bún ốc bắt nguồn từ một làng ngoại ô ven sông Hồng theo các gánh hàng rong vào kinh đô Thăng Long thuở trước. Bún ốc ngon phải có sợi bún mềm và thanh; ốc phải béo giòn, nước phải trong. Nấu bún ốc không thể thiếu giấm bỗng. Vì không có giấm bỗng không thể dậy mùi bún ốc được.
Người ăn bún ốc đôi khi cầu kỳ, phải cho thêm chút mắm tôm ăn cùng với ít rau sống sạch thái nhỏ. Có người thích ăn bún ốc nóng nhưng lại có người thích nhẩn nha ăn đĩa bún lá cùng với bát nước chấm ốc nguội. Dù thưởng thức theo cách nào thì bún ốc vẫn là món ăn dân dã đậm phong vị Hà Thành.
Ở Hà Nội, bất cứ đâu cũng có thể tìm món bún ốc. Nhưng thực khách hay rỉ tai nhau những hàng bún nóng ở Hai Bà Trưng, Đặng Dung, Hòe Nhai hoặc bún ốc nguội ở Ô Quan Chưởng, phố Tây Sơn...
Bún thang
Bún thang là đặc sản gây thương nhớ ở Hà Nội. (Ảnh: An Ninh Thủ Đô) |
Bún thang là đặc sản gây thương nhớ ở Hà Nội vì bây giờ ít nơi bán. Ít bán bởi làm bún thang rất cầu kỳ. Người Hà Nội thường khéo léo, các món ăn vì thế cũng không suồng sã. Bún thang có người nói vì các nguyên liệu được sắp xếp như một thang thuốc bắc. Nhưng cũng có người nói từ “thang” nghĩa là canh, bún thang là bún chan canh. Nhưng dù giải theo nghĩa nào đây cũng là một món bún cầu kỳ và tinh tế.
Người bún bún thang quan trọng nhất là nước chan bún. Nước chan bún thang phải trong và ngọt thanh, ninh từ tôm he, xương lợn hoặc xương gà. Món ăn bao gồm nhiều nguyên liệu như bún rối, thịt gà xé nhỏ, trứng rán và giò lụa xắt sợi mỏng, nấm hương thái sợi, ruốc tôm tơi, củ cải dầm, trứng muối... được xếp riêng từng góc trong tô tạo thành các mảng màu đẹp mắt.
Có lẽ điều tiếc nuối nhất của người Hà Nội khi ăn bún thang bây giờ là các hàng bún thang thiếu đi tinh dầu cà cuống, một gia vị quan trọng làm nên “thương hiệu” món này. Khi ăn, các thực khách thường cho thêm mùi tàu, rau răm, hành hoa, giấm tỏi ớt, tiêu và chút mắm tôm.
Ngày nay, còn một số địa chỉ lâu năm bán bún thang được người Hà Nội ưa chuộng là bún thang Bà Đức (Cầu Gỗ), quán Ngọc Tuyền (Đào Tấn), quán Thuận Lý (Hàng Hòm)...
Bún mọc
Bún mọc (Ảnh: Thucthan) |
Món ngon Hà Nội gọi tên bún mọc bởi đây là một món nếu xa Hà Nội thì khó có thể tìm được chỗ nấu ngon đúng vị. Bún mọc muốn ngon thì viên mọc phải ngon, được nêm nếm vừa phải, làm từ giò sống được xay mịn có màu hồng tự nhiên từ thịt. Để tăng hương vị món ăn, nhiều nơi cho thêm nấm hương, mộc nhĩ, thịt băm vào viên mọc.
Người Hà Nội tuy cầu kỳ nhưng cũng rất sáng tạo. Với món ăn tưởng chừng đơn giản này lại có thể có nhiều phiên bản như ăn kèm với dọc mùng, măng, sườn thịt lợn, gà, giò lụa, riêu cua... nhưng nước dùng được cho là đạt chuẩn phải trong veo và ngọt thanh từ xương.
Một số địa chỉ ngon nổi tiếng ở Hà Nội phải kể đến quán chị Loan (đầu phố Điện Biên Phủ), Hàng Lược, Hàng Trống, Cầu Gỗ, ngõ 18 Hàm Long...
Bún riêu
Bún riêu (Ảnh: Monngontv) |
Giống như bún ốc, bún riêu du nhập vào kinh thành từ các làng ven ô – nơi có những cánh đồng bao la và nguồn cua đồng tự nhiên sạch và béo. Bún riêu từ lâu đã trở thành món ăn sáng không thể thiếu của người Hà Nội.
Có lẽ chẳng ai muốn từ chối một buổi sáng mùa đông có “mưa riêu riêu gió lành lạnh” ăn một bát bún riêu ấm sực mà thanh mát. Nước dùng bún riêu phải thanh và ngọt từ thịt kia, trong và ngậy. Gạch cua phải đóng thành từng tảng vàng óng. Bún riêu cua truyền thống thường chỉ phi gạch cua với hành, ăn cùng giấm bỗng để dậy mùi.
Ngày nay, bún riêu được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau, có những nơi cho thêm đậu phụ, giò hay trứng vịt lộn để làm điểm nhấn nhưng nhìn chung đây vẫn là món bún đậm chất Hà Nội xưa và được lòng nhiều thực khách.
Trên phố cổ, có thể tìm đến bún riêu bưng Bát Đàn, bún riêu gánh Hàng Bún hay trên các phố Lãn Ông, Hàng Lược, Hàng Khoai...
Bún chả
Bún chả. (Ảnh: Vntrip) |
Bún chả Hà Nội là đặc sản được rất nhiều người biết đến. Làm bún chả tưởng đơn giản với nước chấm và chả nướng nhưng thực ra chế biến cũng khá cầu kỳ. Chả để ăn cùng bún chả phải là chả thịt (có thể để thịt miếng hoặc thịt xay viên) kẹp que tre nướng trên than củi. Thịt phải sạch và ngon, ướp gia vị vừa phải. Nước chấm bún phải thanh, đủ vị và có điểm nhấn.
Thưởng thức một suất bún chả với thịt nướng mềm thơm, cùng với ít nộm đu đủ, rau sống và rau thơm tạo nên một trải nghiệm rất thú vị. Bún chả nổi tiếng ở Hà Nội có thể kể đến là bún chả Hàng Mành, bún chả Hương Liên hoặc một vài quán trên phố Ngọc Khánh, Giảng Võ.
Xem thêm:
100 đặc sản Việt Nam: Đến Vĩnh Phúc thưởng cá thính Lập Thạch, về Vĩnh Long ăn ốc hấp hèm chuối xiêm 100 đặc sản Việt Nam được Tổ chức kỷ lục Việt Nam lựa chọn và bình bầu dựa trên các đề xuất, ứng cử từ ... |
Thưởng thức món mực một nắng nổi tiếng ngoài đảo Cù Lao Chàm Đến Cù Lao Chàm mà không thưởng thức món mực một nắng của xứ cù lao thì chuyến đi đã vơi phần thú vị. |
100 đặc sản Việt Nam: Cần Thơ có món gì độc đáo ngoài "gạo trắng, nước trong"? 100 đặc sản Việt Nam tiếp tục giới thiệu đến thực khách đặc sản đến từ Cần Thơ và Đà Nẵng. |
100 đặc sản Việt Nam: "Tam Hà" có đặc sản gì đáng thử? 100 đặc sản Việt Nam tiếp tục giới thiệu 3 đặc sản của các tỉnh Hà Nam, Hà Giang, Hà Tĩnh với thực khách thập ... |