Cử nhân sư phạm đang thừa hay thiếu?

2024-12-21 13:51:22

Ông Trần Xuân Hòa, Trưởng phòng Quản lý đào tạo - trường Cao đẳng sư phạm Trung ương, đánh giá như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Thời Đại, trước thực trạng hàng ngàn cử nhân sư phạm ra trường nhưng không có việc làm.


Vùng xa thiếu giáo viên nhiệt huyết


Dự kiến, đến năm 2020, nước ta sẽ thừa khoảng 70.100 sinh viên sư phạm tốt nghiệp (41.000 GV cấp Tiểu học, 12.200 cấp THCS và 16.900 cấp THPT).


Từ năm 2013 đến nay, Bộ GD&ĐT yêu cầu mỗi năm phải giảm 10% chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm. Tuy nhiên, sau 2 năm, mỗi năm, cả nước vẫn có khoảng 4.000 sinh viên ra trường không có việc làm.


Riêng năm 2016, chỉ tiêu đào tạo GV mầm non, phổ thông hệ chính quy của các trường ĐH, CĐ, trung cấp sư phạm cả nước đã lên tới 65.322. Trong khi đó, theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016, yêu cầu bình quân mỗi năm đào tạo mới để thay thế, bổ sung khoảng hơn 55.000 GV.


Như vậy, có thể thấy rõ việc đào tạo sư phạm hiện đang bộc lộ nhiều bất cập, khi số lượng đào tạo vượt quá nhu cầu sử dụng.


Hoạt động nhoại khoá của sinh viên sư phạm trường cao đẳng Sư phạm Trung ương

Về vấn đề này, ông Hòa cho rằng: “Thừa hay thiếu chỉ mang tính chất cục bộ. Vì thừa là thừa con số đào tạo các ngành nghề không còn phù hợp. Ví dụ như: giáo viên sư phạm Toán, Lý, Sinh ở các trường thừa rất nhiều, vì ồ ạt sinh viên theo học những ngành này”.


“Thiếu, là thiếu những cử nhân có trình độ chuyên môn cao; sư phạm tổng hợp. Ví dụ: một cơ sở cấp Trung học cơ sở thiếu giáo viên dạy Sử, dạy môn Giáo dục công dân (tên khác là Giáo dục chính trị), trường đó sẽ tuyển giáo viên Sử kiêm tổng hợp dạy được Giáo dục công dân, để bớt chi phí tuyển thêm một giáo viên”.


"Câu chuyện thừa và thiếu cục bộ ở từng địa phương cũng là vấn đề đáng bàn. Khi sinh viên ra trường, nhiều người đều mong muốn có cơ hội việc làm ở những thành phố có điều kiện tốt mà không hướng tới vùng xa. Ở những vùng sâu, vùng xa họ vẫn thiếu những giáo viên có lòng nhiệt huyết", ông Hòa phân tích.


Giáo dục sư phạm như “bức tranh tối màu”


“Nói đến nền giáo dục, nhiều người đều cho rằng giáo dục sư phạm của nước ta hiện nay như một “bức tranh tối màu”. Vì ở môi trường sư phạm tạo ra dư lượng lao động quá lớn, trong khi nhu cầu sử dụng lại rất hạn chế. Để gải quyết được bài toán này, các trường phải chuyển đổi mô hình đào tạo giáo dục hàn lâm, sang giáo dục ứng dụng”, ông Trần Văn Vinh, Phụ trách đào tạo trường Đại học Nguyễn Trãi bày tỏ quan điểm.


Theo ông Vinh, thực tế vẫn là thực tế. Con số thất nghiệp của tất cả các ngành nói chung và ngành sư phạm nói riêng ngày một gia tăng của Việt Nam luôn biết nói. Nhìn vào quá trình đào tạo, bất cứ ai trong chúng ta cũng nhìn ra chúng ta đào tạo thiếu bài bản; bất hợp lý; thiếu cả sự định hướng. Đó chính là nguyên nhân vì sao số lượng cử nhân sư phạm ra trường “thất nghiệp” lớn như vậy.


Tất cả những nguyên nhân nói trên dẫn đến một thực tế là, vì sao có những cô gái có 3 bằng đại học đi bán trà đá; thạc sĩ về làm nông; hay vô vàn cử nhân làm lao động phổ thông, ông Vinh chua xót nói.

Nguồn bài viết : XSMT hôm qua

Top