Trung Quốc tiếp tục là nước nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam

2025-01-17 18:50:30
“Khăn quàng đỏ” hữu nghị
Tết Đoan ngọ thắm tình hữu nghị Trung - Việt

Trao đổi với phóng viên Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, ngành rau quả Việt Nam có những kết quả tích cực do một số yếu tố như: Sản xuất trong nước tiếp tục tăng trưởng; Chất lượng các loại sản phẩm ngày càng tốt hơn, các chuỗi cung ứng nông sản được mở rộng và phát triển ổn định; Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, thị phần tại các thị trường trọng điểm có tăng trưởng tốt.

Riêng về hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gần đây, nhiều doanh nghiệp nông sản đánh giá thủ tục hải quan tại các cửa khẩu có nhiều chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả thông quan, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian và bảo đảm chất lượng hàng hoá.

“Hoạt động thông quan nông sản tại các cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc đã có những thay đổi đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2023,” ông Nguyễn Thanh Bình khẳng định.

Theo một số chuyên gia, việc đẩy mạnh thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới rất phù hợp cho việc sản xuất các sản phẩm nông sản nhiệt đới trong đó có rau quả. Ngoài ra, Việt Nam có khả năng cung ứng lớn, đang xuất khẩu đa dạng nông sản ra thế giới, trong đó có Trung Quốc. Đặc biệt, nhiều loại rau quả Việt Nam nổi tiếng với hương vị độc đáo và chất lượng cao.

Trong khi đó Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông sản hàng đầu thế giới, người dân có nhu cầu rất lớn, lại gần với Việt Nam về mặt địa lý hơn bất cứ quốc gia nào khác. Hương vị của những trái sầu riêng, chuối tươi, vải, nhãn Việt Nam… rất được yêu thích tại thị trường Trung Quốc, giúp xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam.

Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam Nguyễn Thanh Bình. Ảnh: NVCC

Theo đại diện Hiệp hội, hiện có 11 loại trái cây Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Với các mặt hàng đã có hiệp định, số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói được cấp còn thấp so với tiềm năng sản xuất của Việt Nam. Rất nhiều các loại nông sản khác của Việt Nam có thể cung cấp cho thị trường Trung Quốc nhưng vẫn chưa được ký kết.

Chuyên gia Nguyễn Thanh Bình kiến nghị hai bên tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đàm phán và ký các hiệp định để thêm nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam có thể chính thức tiến vào phục vụ người tiêu dùng Trung Quốc. Đối với các mặt hàng đã được ký kết, ông đề nghị phía Trung Quốc tiếp tục xem xét cấp thêm mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để việc sản xuất tiếp tục phát triển, đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của thị trường tỷ dân.

“Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về thị trường Trung Quốc (thị hiếu, tập quán, văn hóa, nhu cầu của người tiêu dùng), nên rất mong được cơ quan chức năng hai bên hỗ trợ, tạo điều kiện kết nối và mở rộng quan hệ thương mại”, chuyên gia kiến nghị.

Sầu riêng - một loại trái cây Việt Nam được thị trường Trung Quốc ưa chuộng. Ảnh: KT

Nói về giao thương qua các tuyến đường sắt, ông Nguyễn Thanh Bình chia sẻ: “Tôi cho rằng những dự án và kế hoạch mà hai bên đang cùng nhau xem xét, triển khai sẽ tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tương lai. Mong rằng những tiềm năng này sẽ nhanh chóng được khai thác để mang lại lợi ích cho cả hai nước Việt - Trung”.

GS.TSKH Nguyễn Mại: hợp tác đường sắt sẽ thúc đẩy kết nối hiệu quả Việt Nam - Trung Quốc
Sa mạc Trung Quốc được phủ lớp áo xanh mới nhờ tấm quang điện

Nguồn bài viết : poker

Top