Chiến tranh lạnh thời 4.0 giữa Mỹ và Trung Quốc đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, kể từ khi phía Nhà Trắng ra lệnh "cấm cửa" Huawei khỏi giao dịch với các công ty công nghệ Hoa Kỳ..
Lý do mà Tổng thống Donald Trump đưa ra cho việc "tẩy chay" Huawei là những lo ngại về mối nguy cho an ninh quốc gia mà hãng này mang lại thông qua việc các sản phẩm của họ có thể được dùng để làm công cụ do thám cho chính phủ Trung Quốc. Động thái này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng cũng như hoạt động sản xuất của Hoa Vỹ.
Thế nhưng, đã có không ít các tập đoàn danh tiếng của Mỹ cũng bị chặn ở đất nước tỷ dân suốt nhiều năm nay. Trung Hoa Đại Lục vốn nổi tiếng là vô cùng khắt khe đối với việc cấp phép hoạt động cho các website và mạng xã hội được truy cập tại đây. Đây cũng được mệnh danh là Phòng hoả Trường thành – tức bức tường lửa khổng lồ mà Trung Quốc áp đặt lên người dân của mình.
Chúng ta hãy cùng điểm qua danh sách những cái tên "có máu mặt" trong làng công nghệ Mỹ phải đứng ngoài mảnh đất Trung Hoa màu mỡ:
CEO của Facebook, Mark Zuckerberg
- Các dịch vụ bị cấm: Instagram, WhatsApp, Messenger
- Thời điểm bị chặn: Facebook bị chặn hồi tháng 7/2009. Tháng 9/2014, Instagram cũng đồng cảnh ngộ với công ty. Và cuối cùng, đến tháng 9/2017, WhatsApp cũng chịu chung số phận với người anh em của mình.
CEO của Google, Sundar Pichai
- Các dịch vụ bị cấm: YouTube, Gmail, Google Play, Google Maps, Google Drive, Hangouts, Blogger
- Thời điểm bị chặn: YouTube liên tục bị chặn hồi cuối những năm 2000, bao gồm tháng 10/2007, tháng 3/2008, và cuối cùng là "vĩnh biệt" hẳn từ tháng 3/2009. Google.cn – công cụ tìm kiếm dành cho thị trường Trung Quốc bị khai tử vào tháng năm 2010. Bộ ứng dụng của Google, bao gồm Maps và Gmail, cũng ngắc ngoải không ít lần, hồi tháng 11/2012 và tháng 12/2014.
CEO Twitter, Jack Dorsey
Các dịch vụ bị cấm: Periscope
- Thời điểm bị chặn: Tháng 6/2009. Mặc dù không được phép sử dụng công khai nhưng ước tính nền tảng này vẫn có khoảng 10 triệu người dùng thường xuyên nhờ IP ảo từ nước khác.
CEO Snapchat, Evan Spiegel
- Thời điểm bị chặn: Không rõ thời điểm chính xác mà ứng dụng này bị chặn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty này vẫn có một văn phòng nhỏ tại đây để phục vụ cho mục đích sản xuất chiếc kính râm thông minh Spectacles.
CEO Reddit, Steve Huffman
- Thời điểm bị chặn: Tháng 8/2018, điều đáng ngạc nhiên là diễn đàn nổi tiếng nhưng cũng vô cùng tai tiếng này không bị cấm cửa sớm hơn.
CEO Tumblr, Jeff D'Onofrio
- Thời điểm bị chặn: Tháng 5/2016, mặc dù trước đó các nội dung liên quan đến chính trị hay khiêu dâm đều bị sang lọc đối với người dân Trung Quốc.
CEO Pinterest, Ben Silbermann
- Thời điểm bị chặn: Mạng xã hội ảnh này bị chặn vào tháng 3/2017.
CEO Twitch, Emmett Shear
- Thời điểm bị chặn: Tháng 9/2018, sau khi số lượng người tải ứng dụng này về ở Trung Quốc tăng vọt vì muốn xem những trận đấu e-sports ở Asian Games 2018.
CEO Discord, Jason Citron
- Thời điểm bị chặn: Giữa năm 2018.
CEO Dropbox, Drew Houston
- Thời điểm bị chặn:Dịch vụ lưu trữ này bị cấm vào tháng 5/2010.
CEO Quora, Adam D'Angelo
- Thời điểm bị chặn: Người Trung Quốc không thể truy cập vào trang chuyên hỏi đáp lớn nhất thế giới từ tháng 8/2018.
CEO Wikipedia, Jimmy Wales
- Thời điểm bị chặn: Phiên bản tiếng Trung của bách khoa toàn thư online đã bị chặn từ năm 2015, nhưng mới đây, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành chặn hoàn toàn mọi thứ tiếng mới từ tháng 5 năm nay.
CEO Soundcloud, Kerry Trainor
- Thời điểm bị chặn: Dịch vụ chia sẻ âm nhạc đã ra ngoài Phòng hoả trường thành từ tháng 5/2015.
Nguồn bài viết : đá gà đòn