600 hộ nghèo và dân tộc thiểu số tại Lào Cai bị ảnh hưởng COVID-19 được UN Women hỗ trợ 600 hộ nghèo và dân tộc thiểu số tại bốn xã thuộc tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã nhận được khoản hỗ trợ tiền mặt để mua lương thực, thực phẩm và đầu tư sinh kế. |
Đổi thay từ chính sách dân tộc ở huyện nghèo vùng biên Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn nơi vùng cao biên giới. |
“Tiếp sức” cho các hợp tác xã, tổ hợp tác có đông phụ nữ dân tộc thiểu số
Ở tỉnh Đắk Nông, dân tộc thiểu số chiếm 34% các hộ nghèo đa chiều. Sinh kế chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số là các hoạt động sản xuất nông nghiệp với năng suất thấp và nhiều hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ mới, thị trường, và các giải pháp tài chính hiện đại. Hơn nữa, sinh kế của đồng bào còn bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão hay lũ lụt trong khí đó cơ hội tiếp cận với giải pháp bảo hiểm vi mô còn rất hạn chế.
Từ năm 2018, chương trình Hợp tác phát triển kinh tế tập thể giữa Liên minh HTX tỉnh Đắk Nông và Viettel Đắk Nông đã phối hợp tuyên truyền cho các thành viên HTX, tổ hợp tác và các hộ nông dân trên địa bàn các huyện, thị xã sử dụng các ứng dụng 4G Plus, Onme, MyViettel, đổi sim 4G để cập nhật thông tin, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm miễn phí, kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động huyên môn và sản xuất, kinh doanh.
Năm 2019, dự án “Hỗ trợ phụ nữ Dân tộc thiểu số phát triển kinh tế nhờ áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” với sự hỗ trợ của UNDP tiếp tục hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số Đắk Nông. Dự án hỗ trợ và tạo điều kiện cho 450 phụ nữ dân tộc thiểu số có thể tự mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, sáng kiến này nhằm tận dụng tối đa những cơ hội mà Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể đem lại.
Sản phẩm của THT Nông sản sạch Đắk R’Măng. Ảnh: Thanh Nga |
Dự án bao gồm: Nền tảng thương mại điện tử tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ có thể tiếp cận thị trường và hệ thống chuỗi giá trị. Các giải pháp tài chính hiện đại như ngân hàng điện tử, thanh toán điện tử, bảo hiểm vi mô. Truyền thông đa phương tiện và các nền tảng số khác để giúp bà con tiếp cận với hình thức học trực tuyến, đào tạo kỹ năng, đào tạo khởi nghiệp và nắm bắt được các thông tin về cách phòng ngừa và giảm thiểu tác động của thiên tai. Các công nghệ sản xuất mới như nông nghiệp thông minh hay nền tảng blockchain để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các dữ liệu và công cụ được sử dụng để cung cấp thông tin theo thời gian thực về phản hồi của người dân và hỗ trợ hoạch định chính sách.
Chị H’Bình, tổ trưởng tổ hợp tác dệt thổ cẩm xã Đắk Nia, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông trung bình 1 tháng dệt được 5 bộ, bán ra thị trường với giá 1,7 triệu/bộ.
Hiện nay, hơn 60% HTX ở Đắc Nông đã tham gia các sàn thương mại điện tử để có thể tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm bền vững, chủ động hơn. Có thể thấy, khi được hướng dẫn áp dụng công nghệ của cuộc CMCN4.0 chị em phụ nữ dân tộc thiểu số không còn bỡ ngỡ khi sử dụng các thiết bị kết nối internet, có thể tìm được những thông tin để truy xuất nguồn gốc nông sản, như giới thiệu của chị Thân Thị Hà, Giám đốc vận hành chương trình Tổ chức tầm nhìn thế giới tại Việt Nam. “Chúng tôi hiện nay cũng đã giúp họ về trang thiết bị, tập huấn kỹ thuật và họ đã đang áp dụng phương pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm sử dụng công nghệ thông tin, giúp cho người dân, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số, phụ nữ dân tộc thiểu số ngày càng có cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Tại tỉnh Đắc Nông, đến nay đã có nhiều HTX do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ có thu nhập ổn định, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử như lazada, shopee… với doanh thu duy trì từ 1 triệu đến 5 triệu đồng/ngày. Tính đến cuối năm 2019, tỉnh Đắc Nông có khoảng 10,5% hộ nghèo, trong đó tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 24%.
Phụ nữ có cơ hội thoát nghèo nhờ ứng dụng công nghệ trong phân phối hàng hóa ở địa phương. |
Hướng đi nhạy bén kịp thời
Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBDN tỉnh Đắk Nông, cho biết: “Kết nối Đối tác hợp tác, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế áp dụng công nghệ của cuộc các mạng công nghiệp 4.0 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là hướng đi nhạy bén, kịp thời. Đây chính là điều mà chúng tôi đang mong mỏi, khát khao. Chúng ta cần đánh giá giá đúng thế mạnh và tiềm năng của từng nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, từng khu vực để có thể phát huy tiềm năng, tạo ra sản phẩm xóa nghèo”.
Ông Trần Văn Đức, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Đắk Nông chia sẻ: “Không để ai bỏ lại phía sau”- đó là mục tiêu của Liên minh HTX tỉnh. Những người đồng bào dân tộc thiểu số, yếu thế, nhất là phụ nữ thì chúng ta phải có trách nhiệm liên kết, dìu dắt, hỗ trợ để họ phát triển bền vững và hội nhập.
Trong 2 năm qua, về áp dụng công nghệ thông tin, chúng tôi đã hỗ trợ miễn phí cho các HTX về truy xuất nguồn gốc các sản phẩm. Ngoài ra, chúng tôi hỗ trợ tích hợp trên bản đồ google maps về chỉ dẫn địa điểm và nơi sản xuất sản phẩm của HTX. Chúng tôi tích hợp bản đồ vệ tinh chỉ dẫn vườn cây của HTX. Những việc này Liên minh HTX tự làm và hỗ trợ HTX. Hiện nay, chúng tôi hỗ trợ HTX áp dụng trên điện thoại di động về nhật ký nông trại hàng ngày như bón phân, phòng ngừa sâu bệnh, kỹ thuật canh tác và có phầm mềm quản lý để hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sau này.
Những thông tin này của HTX được chuyển đến doanh nghiệp liên kết với HTX để biết được hàng ngày sản phẩm đang như thế nào để có kế hoạch phù hợp cho phát triển sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Ông Đức cho biết, ttrong thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh sẽ hỗ trợ các HTX ứng dụng các phần mềm khác như phần mềm nhận diện sâu bệnh cây trồng thông qua điện di động. Tức là, HTX sử dụng điện thoại di động quét vào cây trồng và vài giây sau nhanh chóng biết được cây trồng đang bị bệnh gì và được hướng dẫn cách phòng trừ đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường cũng như người lao động và người tiêu dùng. Sắp tới phối hợp với Viettel hỗ trợ các HTX nhiều hơn trong truy xuất nguồn gốc và ứng dụng các phần, công nghệ tiên tiến hỗ trợ HTX để phát triển sản xuất.
Quan tâm, chăm lo hơn nữa cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong đại dịch COVID-19 Bảo đảm cơ hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp tục có điều kiện tham gia nhiều hơn vào hoạt động khác nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. |
Triển khai đầy đủ các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô Tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Hà Nội cơ bản ổn định, các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai bảo đảm đúng đối tượng, đầy đủ, theo quy định. |