Thời sự - Chính trị

Độc đáo ngày hội làng cổ hơn 500 năm ở Thừa Thiên - Huế

2024-12-21 13:16:25
Thừa Thiên Huế: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Thừa Thiên Huế chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em
Thừa Thiên Huế: Hơn 2.000 căn nhà được hỗ trợ xây dựng theo Chương trình MTQG 1719

Đây là Ngày hội được tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Festival Huế năm 2023 gắn với Festival Bốn mùa. Nhằm tôn vinh các giá trị văn hoá, lịch sử trên địa bàn huyện; giới thiệu và quảng bá những giá trị đặc sắc về mảnh đất và con người Phong Điền đến với bạn bè trong và ngoài nước. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, các trò chơi dân gian nhằm tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong mọi tầng lớp nhân dân; tạo được những ấn tượng tốt đẹp để thu hút du khách thập phương mỗi khi đến với mảnh đất Phong Điền.

Ngày hội “Hương xưa làng cổ” năm 2023.

Ngày hội “Hương xưa làng cổ” năm 2023, được tổ chức lồng ghép 3 phần, bao gồm: phần lễ, phần hội và tham quan du lịch. Theo đó, ở phần lễ có lễ khai mạc được tổ chức vào lúc 19 giờ 30 phút, ngày 22/7/2023, tại sân khấu làng cổ Phước Tích. Sau đó là chương trình văn nghệ, diễu hành và biểu diễn: Múa Thiên hạ thái bình; Hát múa Sắc bùa; Múa cầu mùa bội thu và diễu hành áo dài truyền thống trên trục đường chính của làng cổ Phước Tích.

Đây là Ngày hội được tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Festival Huế năm 2023 gắn với Festival Bốn mùa.

Ở phần hội có các hoạt động như phiên chợ “Hương xưa làng cổ”; gian hàng “Ẩm thực miền quê” nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa ẩm thực đến với du khách, quảng bá các món ăn truyền thống làng chổ Phước Tích; giới thiệu và trưng bày các sản phẩm thủ công truyền thống làng nghề, sản phẩm nông sản, đặc sản và các sản phẩm OCOP; Trại sáng tác vẽ tranh của các em thiếu nhi về những phong cảnh, phong tục, sinh hoạt hàng ngày của người dân Phước Tích; vẻ đẹp cổ kính của các di tích lịch sử, văn hóa trong làng cổ cổ Phước Tích và địa bàn Phong Điền; các trò chơi dân gian như bịt mắt đập om, bịt mắt bắt vịt, cờ chòi…; các hoạt động thể dục thể thao, trải nghiệm như thi đẩy gậy, bi sắt, trải nghiệm làm bánh truyền thống, trải nghiệm sản phẩm gốm Phước Tích...

Với nhiều hoạt động như phiên chợ “Hương xưa làng cổ”; gian hàng “Ẩm thực miền quê” nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa ẩm thực đến với du khách.

Ngày hội còn có chương trình tham quan du lịch, tổ chức và mở rộng, phát triển các tour du lịch trải nghiệm tham quan nhà rường cổ tại Phước Tích, gắn kết tham quan với các làng nghề truyền thống như làng nghề Mỹ Xuyên bằng thuyền máy và xe đạp, đi thuyền và sup trên sông Ô Lâu vào ngắm cảnh và "check in" Sen hồ Hà Trì... Tổ chức chương trình du lịch trải nghiệm trường học gắn với Di sản Làng cổ Phước Tích cho học sinh, sinh viên; phối hợp với công ty Huế Việt tổ chức tour trải nghiệm làm trà sen, thưởng thức chè hạt sen, trải nghiệm ẩm thực, thăm quan các điểm di tích... tổ chức thử nghiệm, trải nghiệm sản phẩm du lịch thông minh.

Theo lãnh đạo UBND huyện Phong Điền, ngày hội “Hương xưa làng cổ” năm 2023 sẽ tái hiện không gian văn hóa với các hoạt động mang tính cộng đồng, thông qua ngày hội nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời giới thiệu, quảng bá những giá trị đặc sắc về mảnh đất và con người Phong Điền.

Ngày hội “Hương xưa làng cổ” sẽ giúp người dân và du khách có cơ hội hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa, lịch sử của làng cổ Phước Tích, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn di sản, từng bước đưa làng cổ Phước Tích trở thành điểm du lịch về nguồn hấp dẫn trong hành trình khám phá vùng đất Cố đô Huế.

Việc tổ chức ngày hội “Hương xưa làng cổ” cũng sẽ giúp người dân và du khách có cơ hội hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa, lịch sử của làng cổ Phước Tích, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn di sản, từng bước đưa làng cổ Phước Tích trở thành điểm du lịch về nguồn hấp dẫn trong hành trình khám phá vùng đất Cố đô Huế. Với sự chuẩn bị chu đáo, hy vọng Ngày hội năm nay sẽ để nhiều ấn tượng tốt đẹp cho du khách thập phương khi đến với mảnh đất Phong Điền.

Ngày hội “Hương xưa làng cổ” năm 2023 sẽ diễn ra trong 2 ngày từ 22-23/7, tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Làng cổ Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ 15, gần với thời gian mở mang bờ cõi về phương Nam của nhà nước phong kiến Đại Việt. Trong gia phả của họ Hoàng - dòng họ khai canh ở Phước Tích có đoạn chép: "Đến đời Lê Thánh Tôn, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất và hai (1470 - 1471), ngài thủy tổ họ Hoàng lúc bấy giờ là Hoàng Minh Hùng, tục gọi là Nồi, nguyên người làng Cẩm Quyết, tỉnh Nghệ An, đã thân chinh đánh đuổi quân Chiêm Thành, sau chiến thắng trở về ngài đi xem xét đến nguồn Ô Lâu, bao chiến địa phận từ Khe Trăn, Khe Trái đến xứ Cồn Dương, sau khi xem bói, đoán biết được chỗ đất tươi tốt, ngài liền chiêu tập nhân dân thành lập làng".
Thừa Thiên Huế: Phát động phong trào “Dòng họ, làng, thôn, tổ dân phố không có họ nghèo”
Ngày 2/4, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) đồng loạt tổ chức Lễ phát động phong trào “Dòng họ, làng, thôn, tổ dân phố không có họ nghèo” tại tất cả 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Cũng dịp này, hơn 1,3 tỷ đồng được các cấp chính quyền huy động từ các nguồn và mạnh thường quân hỗ trợ đã trao cho người nghèo trên địa bàn huyện.
Tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp nhận hơn 10 tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 800 trẻ em, học sinh, sinh viên nghèo
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tiếp nhận viện trợ hơn 10 tỷ đồng theo dự án “Hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 - 2025” do tổ chức Zhi Shan Foundation tài trợ. Trong đó, hỗ trợ cho 729 học sinh, sinh viên nghèo tiếp tục đi học và nuôi dưỡng 100 cháu tại Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Đức Sơn.

Theo Tạp chí Kinh tế nông thôn

https://kinhtenongthon.vn/Doc-dao-ngay-hoi-lang-co-hon-800-nam-o-TT---Hue-post57690.html

Top