Thời sự - Chính trị

Khám phá nghệ thuật kiến trúc điêu khắc nhà thờ họ hàng trăm năm tuổi

2024-12-21 13:20:38
Nét cổ kính, độc đáo của đình làng Phượng Lịch
Xây dựng từ thời Nguyễn, đình Phượng Lịch ở xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu (Nghệ An) mang vẻ đẹp cổ kính, độc đáo.
Ngôi nhà cổ ở Thanh Hóa lọt top 10 ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam
Cách cổng phía Tây Thành nhà Hồ, nằm tại thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc ( tỉnh Thanh Hóa) vài trăm mét, là ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi. Đây là 1 trong 10 ngôi nhà cổ đã được UNESCO công nhận là ngôi nhà cổ dân gian truyền thống đẹp nhất Việt Nam.
Được biết họ Bùi làng Xuân Bảng là một dòng họ nổi tiếng đất Thanh Yên, đã trải qua gần 400 năm tồn tại phát triển với 17 đời, phát triển thành 3 chi, 4 nhánh và nhiều phái nhỏ. Đây là dòng họ có truyền thống khoa bảng, nhiều người đậu đạt. Nhà thờ đại tôn họ Bùi được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII, hiện nay có 3 công trình chính là nghi môn, hạ đường và thượng đường.
Tầng trên của nghi môn có 4 cửa vòm, trổ họa 2 mặt tùng, cúc, trúc, mai. Giữa lầu có bàn chơi cờ "vui tử". Hai mặt bên hình quyết trụ có câu đối: "Luân thường lương đóng dư/Tuấn dung long môn khoát" với ý nghĩa “Luân thường đạo lý nhà phượng bao la. Cưỡi ngựa vinh quy cửa rồng rộng mở”. Mặt ngoài nghi môn đắp nổi 4 chữ Hán lớn: “Trung lập bất ỷ” có nghĩa là hiên ngang giữa đất trời. Ảnh: Huy Thư
Tầng dưới của nghi môn, hai mặt trong ngoài đều đắp nổi mặt hổ phù. Thời gian gần đây, nghi môn đã được sơn vẽ lại nhưng vẫn mang vẻ đẹp kiến trúc cổ kính. Ảnh: Huy Thư
Trong 2 ngôi nhà thượng, hạ đường thì nghệ thuật điêu khắc gỗ được thể hiện tập trung trên nhà thượng đường. Đây là ngôi nhà 3 gian 2 hồi được làm từ gỗ lim, mít, kiểu tứ trụ chuyền chụp, trên oai dưới kẻ, cung dục chồng đố, hạ và xà phơi chuốt vỏ măng, chỉ kiềm, nhiều kết cấu gỗ được điêu khắc công phu, tỉ mỉ. Ảnh: Huy Thư
Các mảng chạm trên thượng đường, đặc biệt là các kẻ trước phản ánh nhiều đề tài truyền thống, các điển tích dân gian (Tô Vũ đi chăn dê; Ngư ông Lã Vọng; Cá chép hóa rồng; Trúc hóa rồng) và các sinh hoạt dân gian trong đời sống thường ngày (uống rượu, đánh cờ, chơi đàn, đọc sách...). Ảnh: Huy Thư
Ngày trước, phần gỗ bên trong của hạ đường và thượng đường đều để mộc, ít nhiều bị ẩm mốc, thời gian gần đây mới được con cháu xử lý, phun sơn lại, làm cho công trình sáng, đẹp hơn. Ảnh: Huy Thư
Hạ, xà cũng như nhiều kết cấu khác của thượng đường được điêu khắc chạm trổ hình ảnh tứ linh, tứ quý, hoa lá, vân mây... một cách sống động, uyển chuyển. Ảnh: Huy Thư
Nghệ thuật điêu khắc trên thượng đường nhà thờ họ Bùi được đánh giá là đặc sắc với đề tài đa dạng, đường nét chạm khắc điêu luyện với những mảng chạm bong kênh khỏe khoắn. Ảnh: Huy Thư
Tại nhà thờ còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí cổ kính, như long ngai, cỗ bồng, gươm đao, đại tự, câu đối... Với những giá trị to lớn, nhà thờ đại tôn họ Bùi đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Ngày 24/6/2022 vừa qua, UBND xã Thanh Yên huyện Thanh Chương đã tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật và Lịch sử cấp tỉnh Nhà thờ đại tôn họ Bùi. Trong ảnh: Gian giữa của thượng đường thờ 3 long ngai, phía trên có bức hoành phi sơn son thếp vàng, khắc 4 chữ Hán lớn: “Khánh triều vũ lỗ”. Ảnh: Huy Thư
2 ngôi chùa Việt Nam lọt vào danh sách kiến trúc Phật giáo đẹp nhất thế giới
Chùa Trấn Quốc (Hà Nội) và chùa Bửu Long (TP HCM) được tạp chí National Geographic (Mỹ) bình chọn là 2 trong 20 công trình kiến trúc Phật giáo đẹp nhất thế giới.
Độc đáo kiến trúc đình Cốc ở Quảng Ninh
Ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh còn lưu giữ được khá nhiều thiết chế văn hóa cổ, trong đó có Đình Phong Cốc. Đây là ngôi đình không chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà nó còn có giá trị rất lớn về mặt kiến trúc thời Lê.
Top