Nhật Bản ghi nhận đóng góp của người bạn Việt Nam trong thúc đẩy giao lưu văn hóa hai nước |
Sôi động ngày hội Ấn Độ tại Hà Nội |
Chương trình đào tạo do Bộ Ngoại giao, Chính phủ Ấn Độ tài trợ, thuộc Chương trình Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật Ấn Độ (ITEC).
TS Shashank Goel, Tổng Giám đốc Viện Phát triển Nguồn Nhân lực Dr Marri Channa Reddy phát biểu tại lễ khai giảng khóa học dành riêng cho các nhà báo Việt Nam. |
Phát biểu tại lễ khai giảng, Tiến sĩ Shashank Goel, Tổng Giám đốc Viện Phát triển nguồn nhân lực Dr Marri Channa Reddy kiêm Thư ký Chính phủ tại Bang Telangana cho hay chương trình đào tạo này được xây dựng dựa trên quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài của hai Chính phủ Việt Nam-Ấn Độ.
Theo ông Shashank Goel, báo chí thể hiện tiếng nói của người dân, có tác động quan trọng trong việc ổn định xã hội dân chủ, vai trò của phóng viên báo chí là hết sức quan trọng.
“Các cơ quan báo chí truyền thống như báo in, đài phát thanh và truyền hình cung cấp cho độc giả, khán giả thông tin đầy đủ về các vấn đề xã hội, trao quyền cho người dân đóng góp vào sự thay đổi tích cực và phát triển toàn diện của một đất nước", ông nói.
Các nhà báo Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng các giáo sư, chuyên gia tham gia giảng dạy trong khoá học. |
Ngày nay, sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, X (trước đây là Twitter), Instagram, YouTube, LinkedIn... đã tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong truyền thông.
Việc báo chí bị vi phạm bản quyền dẫn đến suy yếu về kinh tế, từ đó phải chạy theo thị hiếu cơ bản của bạn đọc và phụ thuộc thêm vào quảng cáo, dẫn đến giảm nguồn lực đầu tư cho báo chí chất lượng.
Tiến sĩ Shashank Goel khẳng định đây không chỉ là một sự thay đổi mà còn là một cuộc cách mạng, được thúc đẩy bởi các công cụ và kỹ thuật mới, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, đi kèm với sự tiến bộ là những thách thức lớn, trong đó có sự gia tăng của tin giả, làm lung lay niềm tin của công chúng với báo chí.
“Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của nhà báo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Họ không chỉ là người đưa tin mà phải duy trì các nguyên tắc về tính chính xác, sự công bằng khách quan và đạo đức báo chí, vì lợi ích cộng đồng,” Tiến sĩ Shashank Goel lưu ý.
Đoàn các nhà báo Việt Nam giao lưu với các bạn trẻ Ấn Độ. |
Tiến sĩ Shashank Goel khẳng định Việt Nam là một đất nước có di sản văn hóa đầy màu sắc, nền kinh tế phát triển nhanh và đang hội nhập toàn cầu mạnh mẽ. Do đó, việc nâng cao kỹ năng của đội ngũ phóng viên báo chí rất quan trọng. Việt Nam và Ấn Độ có nhiều sự tương đồng về chính trị, xã hội, lịch sử, do đó ông tin tưởng rằng khóa học này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nhà báo Việt Nam.
Ngoài ra, chương trình còn để tăng cường giao lưu, hợp tác lẫn nhau, góp phần mở rộng quan hệ song phương lâu dài giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Tiến sĩ Madhavi Ravulapati, Giám đốc khóa học, cho biết chương trình đào tạo tập trung vào các loại hình báo chí mới, các kỹ năng làm báo hiện đại và sản xuất nội dung cho truyền thông mạng xã hội. Chương trình có sự hướng dẫn, giảng dạy của nhiều chuyên gia truyền thông, báo chí nổi tiếng của Ấn Độ.
Đoàn các nhà báo giao lưu và thưởng thức tiết mục mang đậm truyền thống Ấn Độ. |
Trong khuôn khổ chương trình đạo tạo các phóng viên Việt Nam đã giao lưu cùng với các thầy cô, sinh viên Ấn Độ, và sẽ được tham quan Tòa soạn Thời báo Ấn Độ; Tham quan Văn phòng Đài Truyền hình và Phát thanh.
Trồng cây vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ |
Vùng 3 Hải quân ghi nhận đóng góp của các cơ quan báo chí trong phối hợp tuyên truyền biển đảo |