Khai mạc Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2022 Sáng nay (7/7), tại Cao Bằng, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam khai mạc Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2022, nhiều vấn đề quan trọng sẽ được bàn thảo, góp ý xây dựng và tìm giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn. |
Nâng cao hiệu quả hoạt động trong hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam "Toàn hệ thống Liên hiệp hữu nghị phải thống nhất cao hơn về nhận thức, quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn, tổ chức tốt hơn và đổi mới mạnh mẽ, chủ động, sáng tạo, linh hoạt hơn trong hành động để hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đóng góp hiệu quả hơn cho đối ngoại nhân dân nói riêng, công tác đối ngoại nói chung...". |
Phó Bí thư trường trực tỉnh Cao Bằng Triệu Đình Lê phát biểu tại Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2022, diễn ra từ 6-8/7 tại Cao Bằng. |
Vẻ đẹp từ bề dày truyền thống
Năm 1499, Cao Bằng được tách khỏi Thái Nguyên thành lập một trấn riêng, tiền thân của tỉnh Cao Bằng bây giờ, đến nay Cao Bằng đã có lịch sử 523 năm thành lập. Cao Bằng là quê hương của Nùng Trí Cao, một danh tướng, một tộc trưởng kiệt xuất thời Lý trấn giữ một vùng biên ải phía Bắc rộng lớn.
Với lợi thế về vị trí địa lý có đường biên giới với Trung Quốc, Cao Bằng đã duy trì tốt việc mở rộng và củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) trên các lĩnh vực: Kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, giáo dục.
Thực hiện tốt các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa các huyện, xã, xóm biên giới của tỉnh Cao Bằng với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thăm thân; giao lưu văn hóa, thể thao; hợp tác y tế, giáo dục; hoạt động kinh doanh, xuất - nhập khẩu, đầu tư, du lịch.
Thác Bản giốc (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam). |
Đặc biệt, tỉnh đã phối hợp với các tỉnh bạn và Quảng Tây Trung Quốc tổ chức thành công các Hội nghị trực tuyến Gặp gỡ đầu xuân hằng năm và Hội nghị Uỷ ban công tác liên hợp giữa các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc; phối hợp tổ chức thành công chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 5 và lần thứ 7 (2018, 2022).
Cao Bằng là địa phương có phong trào cách mạng từ rất sớm. Chỉ gần 2 tháng sau khi Đảng được thành lập (3/2/1930), ngày 1/4/1930 chi bộ Đảng đầu tiên của Cao Bằng được thành lập tại Nặm Lìn, huyện Hoà An, đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào cách mạng ở Cao Bằng.
Từ thời điểm này phong trào cách mạng của Cao Bằng liên tục phát triển mạnh mẽ, là cơ sở chính trị quan trọng nhất để lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cân nhắc, lựa chọn khi về nước. Cùng với vị trí địa lý đặc biệt của Cao Bằng, lúc thuận lợi có thể tiến, lúc khó khăn có thể giữ, Cao Bằng đã hội đủ Thiên thời - địa lợi - nhân hoà để lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng là nơi trở về để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Đó là sự lựa chọn của lịch sử.
Cao Bằng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao, Mắt Thần Núi, huyện Trùng Khánh; rừng Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén, huyện Nguyên Bình, động Ngườm Pục, huyện Thạch An v.v… |
Cao Bằng còn vinh dự là nơi mà Bác Hồ lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến dịch tại Mặt trận Đông Khê để đi đến chiến thắng biên giới năm 1950. Nơi đây còn là quê hương đã sản sinh ra các anh hùng liệt sĩ như Hoàng Đình Giong, Kim Đồng, Bế Văn Đàn, La Văn Cầu, Phùng Văn Khầu và biết bao anh hùng liệt sĩ khác đã đi vào sử sách.
Mảnh đất này là một trong những nơi khởi nguồn của hát then đàn tính, là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Toàn tỉnh có 214 di tích lịch sử văn hoá với 98 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 3 Di tích Quốc gia đặc biệt: Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm chiến thắng Biên giới 1950 huyện Thạch An; có 25 di tích xếp hạng cấp Quốc gia và 70 di tích xếp hạng cấp tỉnh.
Những năm qua, Cao Bằng luôn coi trọng, quan tâm gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa với nhiều cách làm thiết thực.
Đặc biệt năm 2018, Cao Bằng được UNESCO công nhận Công viên địa chất Non nước Cao Bằng trải dài qua 7 huyện, nơi chứa đựng nhiều di sản văn hoá vật thể, phi vật thể rất đa dạng, phong phú và kỳ vĩ cùng với nhiều hoá thạch, nhiều dấu tích để lại nơi đây qua hàng trăm triệu năm vận động của vỏ trái đất v.v.
Tiềm năng đầu tư hợp tác
Để khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh nhằm đưa Cao Bằng phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đang ra sức tập trung triển khai thực hiện 3 chương trình trọng tâm và 3 nội dung đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết Đại hội 19 Đảng bộ tỉnh.
Các nội dung trên gồm: Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là về hạ tầng giao thông gắn với liên kết vùng; chương trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn; chương trình xây dựng và đổi mới cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào Cao Bằng.
Pác Bó, điểm du lịch của tỉnh Cao Bằng (Ảnh: Nguyễn Tùng). |
Đồng thời, tỉnh xác định các nhiệm vụ đột phá chiến lược đó là: Phát triển du lịch - dịch vụ bền vững, đưa du lịch - dịch vụ Cao Bằng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Cao Bằng trở thành trung tâm du lịch của các tỉnh khu vực Trung du, miền núi phía Bắc…
Bám sát các chủ trương nghị quyết của Đảng, phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao Cao Bằng đã đạt được một số kết quả đáng kể trong thực hiện các nhiệm vụ thời gian vừa qua đó là: Kinh tế - xã hội được duy trì ổn định và có tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 3,33%, 6 tháng đầu năm 2022 đạt 5,46%, tăng 1,23 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất nông nghiệp được duy trì, phát triển; giá trị sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước; kinh doanh thương mại - dịch vụ có nhiều tín hiệu tích cực. Trong 6 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách đạt trên 2.600 tỷ đồng bằng 152% so với dự toán Trung ương giao, bằng 127% so với kế hoạch năm.
Với diện tích tự nhiên trên 6.700 km2, dân số Cao Bằng có trên 53 vạn người, trong đó hơn 95% là đồng bào các dân tộc thiểu số (là tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất cả nước). Tỉnh có đường biên giới dài hơn 333 km tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc. Cao Bằng còn là miền đất có bề dày văn hoá, bề dày truyền thống. Đó cũng là tiềm năng, là thế mạnh, là điểm tựa để Cao Bằng bứt phá đi lên. |
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân được quan tâm thực hiện; chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, công tác phổ cập giáo dục các cấp đạt kết quả tốt; đặc biệt thực hiện phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, Cao Bằng đã và đang triển khai thực hiện Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh.
Toàn tỉnh đang quyết tâm huy động mọi nguồn lực hỗ trợ để phấn đấu đến hết năm 2023 xoá xong 6.602 nhà tạm, nhà dột nát, để giải quyết xong lõi của lõi nghèo bền vững, để người nghèo thực sự an cư lạc nghiệp, tập trung lao động sản xuất để sớm thoát nghèo. Công tác quốc phòng - an ninh luôn được củng cố, tăng cường và giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm thực hiện.Toàn tỉnh đang dốc sức, đồng lòng thúc đẩy Dự án đường bộ cao tốc (Đồng Đăng) - Trà Lĩnh (Cao Bằng), Dự án khi hoàn thành sẽ là động lực to lớn thúc đẩy Cao Bằng tăng tốc, bứt phá đi lên trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân Thực hiện Chỉ thị số 12 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”, Tỉnh uỷ Cao Bằng đã chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh tập trung quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân các dân tộc Cao Bằng. Các nội dung chính quán triệt là làm rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, nắm vững và triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về hoạt động đối ngoại nhân dân, chủ động phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là quan hệ đối ngoại và hợp tác hữu nghị với địa phương nước bạn láng giềng Trung Quốc. Tích cực vận động tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng; đồng thời, đấu tranh ngăn chặn các hành động nhằm chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác đối ngoại Nhân dân, chú trọng kết hợp giữa công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước với đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Hội nghị toàn quốc công tác Đối ngoại nhân dân của Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam được tổ chức tại tỉnh Cao Bằng là niềm vinh dự lớn của Cao Bằng, là cơ hội rất tốt để Cao Bằng trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm quý báu của các tổ chức hữu nghị từ Trung ương và các địa phương trong cả nước về hoạt động đối ngoại nhân dân cũng như trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở địa phương. |
Bài viết của tác giả Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Thác Bản Giốc: kiệt tác thiên nhiên của vùng đất Cao Bằng |
Top 6 địa điểm du lịch ở Cao Bằng nhất định bạn phải tới |