Việt Nam khẳng định luôn ưu tiên bảo đảm quyền con người tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Ngày 2/3/2022, trong khuôn khổ Phiên họp cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Trưởng đoàn Việt Nam đã có thông điệp trực tuyến quan trọng tại Phiên họp. |
UNESCO thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin và sự an toàn của các nhà báo Trong Kỳ họp thứ 49 của Hội đồng Nhân quyền, UNESCO đã đưa ra các tuyên bố về ba vấn đề liên quan đến tầm quan trọng của việc tiếp cận thông tin đối với người khuyết tật, sự an toàn của các nhà báo và vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông tự do và độc lập - nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đề cao thông tin như một hàng hóa công cộng. |
Phân bổ 4.418 cuốn kinh sách, ấn phẩm tôn giáo về 54 trại giam
Hiện nay, trại giam Bộ Công an có 54 trại, nằm khắp miền đất nước. Hàng năm Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng tiếp nhận, quản lý, giáo dục cải tạo hơn 140.000 phạm nhân.
Trong đó, có khoảng 12.000 phạm nhân khai trong hồ sơ tham gia tín ngưỡng, tôn giáo, ở nhiều tôn giáo khác nhau, như: 4.622 phạm nhân là tín đồ Công giáo, 503 phạm nhân là tín đồ Tin lành, 6.048 phạm nhân là tín đồ Phật giáo, 422 phạm nhân là tín đồ Cao Đài, 445 phạm nhân là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo …Tất cả các phạm nhân nêu trên phạm tội với nhiều nguyên nhân, tính chất mức độ với nhiều tội danh khác nhau và không có phạm nhân nào có tội danh liên quan hoạt động tôn giáo.
Hiện nay, Bộ Công an đã phân bổ toàn bộ 4.418 cuốn kinh sách, ấn phẩm tôn giáo về 54 trại giam. |
Khi chấp hành án tại các trại giam luôn được thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật, như: ăn, mặc, ở, khám bệnh, vui chơi giải trí, học tập, đọc sách, báo …
Bộ Công an đã phân bổ toàn bộ 4.418 cuốn kinh sách, ấn phẩm tôn giáo về 54 trại giam. Bộ cũng chỉ đạo xây dựng quy định về việc sử dụng kinh sách, ấn phẩm tôn giáo tại các cơ sở giam giữ, chỉ đạo các Trại giam ban hành nội quy, hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện cho các phạm nhân được sử dụng kinh sách, ấn phẩm tôn giáo trong quá trình chấp hành án sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, số lượng tín đồ của từng trại giam và đặc điểm từng tôn giáo.
Có thể nói các hoạt động giáo dục phạm nhân trong trại giam là hoạt động có ý nghĩa to lớn trong công tác cải tạo phạm nhân, giúp phạm nhân xóa bỏ mặc cảm tư ty, an tâm cải tạo, lao động sớm tái hòa nhập cộng đồng, không tái phạm tội.
Bên cạnh đó, tất cả các chính sách đối với phạm nhân đều được trại giam tổ chức thực hiện nghiêm túc đúng pháp luật. Trong đó có quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhận được pháp luật quy định.
Đảm bảo cho phạm nhân theo tôn giáo được thực hiện tín ngưỡng, tôn giáo
Để làm tốt công tác bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cho phạm nhân có tôn giáo trong thời gian tới, cần phải thực tốt một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:
Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, đầu tư các nguồn lực để triển khai quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho phạm nhân phù hợp với điều kiện thực tiễn các cơ sở giam giữ.
Việc thực hiện quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhân phải được đặt trong nguyên tắc, chế độ thi hành án hình sự “trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo”, để vừa đảm bảo quyền không bị pháp luật tước bỏ của các đối tượng, vừa phải bảo đảm mục tiêu giáo dục cải tạo và an ninh, trật tự, an toàn các cơ sở giam giữ, không để các loại đối tượng lợi dụng chống phá, vi phạm nội quy cơ sở giam giữ.
Các phạm nhân được quyền thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. |
Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, giáo dục, chế độ, chính sách pháp luật, quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật đối với phạm nhân có tín ngưỡng, tôn giáo để họ thấy được ưu việt của chế độ, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Bởi, chỉ có như vậy mới làm cho họ tin tưởng, yên tâm học tập, lao động, cải tạo tiến bộ chống lại những việc lợi dụng tôn giáo để thực hiện mưu đồ xấu.
Kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tôn giáo, đội lốt tôn giáo để chống phá, vi phạm pháp luật; không để phạm nhân lợi dụng truyền đạo, đòi hỏi sinh hoạt tôn giáo tập thể và thực hành các nghi lễ tôn giáo ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, giáo dục, giáo dục các loại đối tượng, đảm bảo an ninh, an toàn các cơ sở giam giữ.
Thời gian tới Bộ Công an tiếp tục phối hợp các bộ, ban, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nội vụ làm phong phú, đa dạng hơn về chủng loại kinh sách, ấn phẩm tôn giáo đưa vào sử dụng tại các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng. Đáp ứng nhu cầu của phạm nhân là tín đồ của 16 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận. Xem xét khả năng cho các phạm nhân được quyền thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể hơn.
Thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo với 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đang ngày càng được bảo đảm tốt hơn. Mặc dù vậy, vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần giải quyết để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. |
Bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trong ứng phó với biến đổi khí hậu Ngày 29/7/2022, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Tác động của Biến đổi khí hậu tới việc thụ hưởng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương: chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt”. |
Nguồn bài viết : ketqua