Việt Nam và lãnh đạo toàn cầu kêu gọi tạo hệ thống y tế có sức chống chịu |
Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 nhận tới 500.000 cuộc gọi/năm |
Hội nghị tuyên bố chung mang tên “Cam kết Brest về đại dương” gồm 13 điểm, trong đó kêu gọi hành động toàn cầu để bảo vệ đại dương. Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo của hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng các đại diện nhiều tổ chức và giới chuyên gia quốc tế đã nhất trí về các cách thức nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và tài nguyên của các đại dương, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu, chấm dứt ô nhiễm do rác thải nhựa và đặt đại dương vào trung tâm chương trình nghị sự quốc tế.
Đại diện các nước tham dự Hội nghị. Ảnh: ITN |
Hội nghị tại Brest đặt mục tiêu hình thành thêm các liên minh về bảo vệ đại dương. Cùng “Cam kết Brest về đại dương”, Hội nghị kêu gọi các quốc gia tham gia Liên minh tham vọng cao vì thiên nhiên và con người, được thành lập tại Hội nghị cấp cao quốc tế về hành tinh được tổ chức hồi tháng 1/2021.
Được biết, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cùng hàng chục quốc gia khác đã thúc đẩy tiến trình đàm phán văn kiện pháp lý quốc tế mới về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia. Văn kiện này nằm trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Cùng với đó, 14 quốc gia ký cam kết đẩy mạnh nỗ lực chống đánh bắt cá trái phép. Nhiều tổ chức tài chính và một loạt Ngân hàng phát triển của các nước, như Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha... cũng cam kết tăng gấp đôi tài trợ cho Sáng kiến Đại dương sạch về giảm ô nhiễm đại dương do thác thải nhựa.
Các loài cá tại vùng biển ngoài khơi Mayotte, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN |
Theo các nhà khoa học, sinh vật biển đang bị đe dọa do Trái Đất ấm lên trong khi hệ sinh thái dưới nước đang phải vật lộn để thích nghi với các điều kiện mới. Đại dương hấp thụ khoảng 25% lượng khí CO2 do con người tạo ra. Khí CO2 kết hợp với nước biển sẽ dẫn tới tình trạng axit hóa đại dương. Nhà đại dương học thuộc Nền tảng Đại dương và Khí hậu Françoise Gaill cảnh báo độ axit của đại dương đã tăng lên 30% trong hơn 2 thế kỷ rưỡi qua và hiện tượng này tiếp tục tăng lên, đe dọa trực tiếp đến các loài sinh vật biển.
Theo Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF), mỗi năm đại dương còn phải hứng chịu khoảng 19-23 triệu tấn nhựa đổ ra biển. Số lượng rác thải nhựa dùng một lần đang chiếm tới 60% lượng rác gây ô nhiễm đại dương. Ước tính sản phẩm nhựa trên thế giới sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040, đồng nghĩa ô nhiễm đại dương do rác thải nhựa sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện tại.
Thế giới đã bước vào năm thứ hai của Thập kỷ khoa học đại dương vì sự phát triển bền vững do Liên hợp quốc phát động (giai đoạn 2021-2030), với mục tiêu bảo vệ đại dương bền vững. Năm 2022 được đánh giá là một năm bản lề của hoạt động bảo vệ đại dương với một loạt các sự kiện liên quan đến biển và đại dương.
Chính bởi vậy, những cam kết mạnh mẽ đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về đại dương 2022 ở Brest đã tạo tiền đề và lực đẩy cho hoạt động toàn cầu bảo vệ đại dương, hướng tới mục tiêu vì một “đại dương an toàn”, “đại dương thấu hiểu” và “đại dương tường minh” mà Liên hợp quốc đề ra cho Thập kỷ khoa học đại dương vì sự phát triển bền vững.
Hoa Kỳ giữ lại gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 200 triệu USD bất chấp lời kêu gọi từ Kiev |
Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc |