Viettel tuyên bố đưa trí tuệ nhân tạo vào giải quyết các vấn đề của y tế, nông nghiệp

2025-01-17 18:52:25
ictnews Quý II/2019, vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ công bố các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ giải quyết các vấn đề dân sinh trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp.

Viettel tuyên bố đưa trí tuệ nhân tạo vào giải quyết các vấn đề của y tế, nông nghiệp

Lần đầu tiên tại Việt Nam, những công nghệ 4.0 về xử lý hình ảnh, AI,… được áp dụng để hỗ trợ người nông dân nhằm đánh giá mức độ phát triển của cây lúa. Giải pháp của Viettel có khả năng giám sát trên diện rộng, tạo tiền đề cho áp dụng quảng canh năng suất cao.

Trong lĩnh vực y tế, giải pháp phân tích và chẩn đoán bất thường qua ảnh siêu âm đang được Viettel hoàn tất các thử nghiệm cuối cùng trong phòng thí nghiệm. Giải pháp chẩn đoán qua hình ảnh hỗ trợ người bệnh và các bác sỹ 24/7. Giai đoạn hiện nay, Viettel tập trung vào phân tích bất thường trong hệ thống tiêu hóa – lĩnh vực nổi cộm ở Việt Nam nhưng lại thiếu giải pháp của nước ngoài.

Bên cạnh nông nghiệp và y tế, Viettel cũng đang triển khai đưa AI vào lĩnh vực lâm nghiệp và giao thông. Việc ứng dụng công nghệ AI nhằm giải quyết các thách thức của xã hội là mảnh ghép quan trọng trong chiến lược “Kiến tạo xã hội số” của Viettel. Các sản phẩm của Viettel hướng đến phục vụ cá nhân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Từ đầu năm 2019, Viettel liên tiếp thành lập các công ty thành viên như Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel, Công ty An ninh mạng Viettel, và dự kiến tiếp theo là Tổng công ty Digital nhằm đưa các sản phẩm dịch vụ số vào cuộc sống.

Cho đến nay, Viettel vẫn là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam sở hữu đầy đủ các điều kiện để triển khai đưa viễn thông và CNTT len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với hạ tầng 4G rộng nhất; hạ tầng cáp quang lớn nhất, hệ thống NB-IoT thuộc top 50 nhà mạng đầu tiên triển khai trên thế giới; hệ thống e-SIM đầu tiên ở Việt Nam.

Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng Giám đốc Viettel cho biết, NB-IoT là công nghệ phát triển dành cho các thiết bị nhằm hỗ trợ kết nối vạn vật (IoT). Hiện nay, khái niệm khách hàng đã được mở rộng, không chỉ là con người. Khách hàng là vạn vật. Với NB-IoT bạn không chỉ thấy smartphone có thể lướt web, mà cả TV, vòng tay, thiết bị đeo, tủ lạnh và thậm chí cả xe hơi…! Theo ước tính đến năm 2020 có khoảng 20 tỷ thiết bị được gắn cảm biến và được điều khiển thông qua công nghệ NB-IoT, chiếm đến 74% tổng các thiết bị sử dụng trên toàn cầu. Đây là tiền đề để tạo nên một xã hội số đích thực trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc triển khai IoT là một minh chứng hiện thực hóa sứ mệnh ấy của Viettel, thể hiện cam kết, nỗ lực của Viettel vì một xã hội thông minh hơn, một Việt Nam hiện đại hơn. NB-IoT chính là công nghệ nâng cấp cho hạ tầng viễn thông hiện tại không chỉ Viettel mà tất cả các nhà mạng tại Việt Nam đều không thiết kế cho kịch bản kết nối vạn vật IoT.

5G sẽ là trụ cột của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi sự thâm nhập của Internet vào phân khúc công nghiệp/thương mại ngày càng sâu sắc hơn nhiều với các thiết bị thông minh trang bị cảm biến. 5G công nghệ mới có đủ băng thông để phục vụ cho số lượng thiết bị ngày càng tăng lên này. Công nghệ mạng 5G sẽ là chìa khóa mở ra thế giới Internet của vạn vật. Ngoài việc tốc độ được cải thiện nhanh hơn hàng trăm lần so với công nghệ mạng hiện nay, công nghệ 5G sẽ giảm thiểu đáng kể độ trễ trong lĩnh vực truyền dữ liệu trực tuyến. Sự phát triển của 5G sẽ mang tới khả năng truyền thông tin di động băng rộng với tốc độ rất cao chưa từng có trong lịch sử loài người.

Nguồn bài viết : Baccarat online

Top