Các nhà khoa học phát hiện hạt vi nhựa trong máu của con người

2025-01-17 18:50:33
UNESCO mở khóa học miễn phí cho các nhà làm phim Việt Nam
Đây là năm thứ ba cũng như là năm cuối cùng dự án thực hiện nhằm tạo tiền đề trong việc phát triển dự án phim ngắn cá nhân và dần dẫn tới hình thành sự nghiệp của các nhà làm phim Việt Nam.
Chủ tịch nước làm việc với lãnh đạo và các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế
Sáng 22/2/2022, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo và các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế Hội khoa học Kinh tế Việt Nam.

Sau khi phân tích mẫu máu của 22 người trưởng thành khỏe mạnh, họ đã tìm thấy hạt vi nhựa trong máu của 17 người. Cụ thể, một nửa mẫu máu chứa nhựa PET, thường được sử dụng làm chai đựng nước. Trong khi đó, 1/3 mẫu máu chứa nhựa polystyrene, thường dùng làm bao bì đóng gói thực phẩm. 1/4 mẫu chứa chất polyethylene dùng làm túi nilon.

Khám phá cho thấy những hạt nhựa nhỏ li ti có thể di chuyển theo dòng máu và lưu lại các bộ phận cơ thể. Ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe ra sao vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứ đang lo ngại về vấn đề này dựa trên kết quả quan sát trong phòng thí nghiệm cho thấy vi nhựa đã gây ảnh hưởng xấu đến tế bào của con người.

Ảnh minh họa: THE NEW PAPER

“Nghiên cứu của chúng tôi là dấu hiệu đầu tiên cho thấy con người có hạt polyme trong máu. Đó là một phát hiện đột phá”, Giáo sư Dick Vethaak, nhà nghiên cứu tại trường Vrije Universiteit Amsterdam ở Hà Lan cho biết. Theo ông, vấn đề các hạt nhựa “dạo chơi” khắp cơ thể là hoàn toàn đáng lo ngại.

Bên cạnh đó, Giáo sư Vethaak cho biết sự khác biệt đáng kể về số lượng và loại nhựa giữa các mẫu máu có thể phản ánh vật thể mà người tham gia tiếp xúc trước khi lấy mẫu máu, chẳng hạn như vừa uống đựng trong cốc nhựa hoặc đeo khẩu trang bằng nhựa.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Enviroment International này đã sử dụng công nghệ sẵn có để phát hiện và phân tích các hạt nhỏ đến 0,0007 mm. Một số mẫu máu có chứa đến 2 hoặc 3 loại nhựa. Trong lúc lấy mẫu, nhóm chuyên gia đã sử dụng kim tiêm bằng thép và ống thủy tinh để tránh nhiễm bẩn.

Hiện nay vi nhựa đã có ở khắp nơi trong môi trường, trong cơ thể các loài sinh vật biển và trong nước uống. Dù vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tới nay vẫn chưa có đủ thông tin để kết luận mức độ độc hại của chúng với sức khỏe con người và vẫn cần nghiên cứu thêm.

Theo Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên, mỗi năm có hơn 300 triệu tấn nhựa thải ra, trong đó ít nhất 14 triệu tấn trôi ra đại dương và có thể bị các sinh vật biển ăn phải, trở thành nguy cơ tiềm ẩn cho chuỗi cung cấp thực phẩm của con người.

Một số loại vật liệu phải mất nhiều thế kỷ để phân rã, trong đó có rác nhựa. Những lo ngại về tác hại ô nhiễm lâu dài của rác nhựa đã khiến nhiều nước thực thi luật giảm dần và tiến tới xóa bỏ đồ nhựa dùng một lần.

Giao lưu trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học, Nga ngữ học Việt Nam và Liên bang Nga
Ngày 18/2, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Những vấn đề giao lưu tiếp biến văn hóa trong bối cảnh dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ” được tổ chức bởi Phân viện Puskin trực thuộc Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Moscow theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
28 nhà khoa học Việt Nam lọt top những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới
Theo bảng xếp hạng vừa được công bố ngày 20/10/2021, có 28 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2021.

Nguồn bài viết : GAME BÀI 3D

Top