Nhà báo Đức ra cuốn sách mới về chiến tranh Việt Nam năm 1972 Nhà báo kỳ cựu người Đức Hellmut Kapfenberger vừa ra cuốn sách mới về Việt Nam. Cuốn sách là những ghi chép và hình ảnh chân thực mà chính tác giả thu thập được về cuộc chiến tranh ở Việt Nam năm 1972, khi ông đang là phóng viên thường trú hãng thông tấn ADN của CHDC Đức và báo "Nước Đức mới" (Neues Deutschland) tại Hà Nội. |
Nhà báo Mỹ đưa khoảnh khắc đời sống Việt ra thế giới Dù còn trẻ, phóng viên Amiad Horowitz đã có nhiều tác phẩm báo chí, chính luận về Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, làm cầu nối giúp cho bạn đọc quốc tế hiểu rõ hơn về Việt Nam, nhất là về đời sống của đất nước dân chủ xã hội chủ nghĩa. |
Tác giả phỏng vấn nhân chứng của một cuộc xung đột. |
Trong các tình huống nguy hiểm, kỹ năng tác nghiệp độc lập là yếu tố quan trọng để phóng viên có thể hoàn thành nhiệm vụ, nhưng bên cạnh đó cần có những phương tiện và kỹ năng an toàn cần thiết đảm bảo tính mạng và sức khỏe bản thân. Israel bị bao vây bởi các thế lực “thù địch” không chỉ về mặt địa lý, mà cả về mặt tôn giáo, sắc tộc.
Về lý thuyết, quốc gia này vẫn trong tình trạng chiến tranh và tất cả các thành phố, địa phương đều nằm trong tầm tấn công của tên lửa và đạn pháo, đặc biệt là các khu dân cư gần biên giới ở miền Nam và miền Bắc. Trên thực tế, năm nào cũng xảy ra các vụ bắn rocket và tên lửa. Cuộc chiến giữa Israel và lực lượng Hamas tại Dải Gaza năm 2021 là khốc liệt nhất trong những năm gần đây.
Khi chiến sự có chiều hướng căng thẳng, Cơ quan thường trú TTXVN tại Israel phải cắt cử các phóng viên luân phiên nhau trực đưa tin nóng, phân công nhau tác nghiệp tại hiện trường, đồng thời theo dõi tình hình địa bàn phòng trường hợp phải áp dụng các tình huống khẩn cấp. Ngày 13/5/2021, nhận được nguồn tin cho biết nguy cơ một cuộc chiến tranh tổng lực sắp nổ ra, ngay lập tức, Cơ quan thường trú trao đổi nhanh để áp dụng các tình huống sơ tán khỏi vùng chiến sự, liên lạc với Đại sứ quán, báo cáo về Tổng xã, chuẩn bị lương thực, nước uống cho 1-2 tuần, lên phương án bảo quản tài sản cơ quan, lập danh sách các số điện thoại hỗ trợ…
Tác giả trong chuyến đi công tác tại biên giới với Dải Gaza. |
Sân bay quốc tế đóng cửa, trong tình huống xấu nhất có thể phải di chuyển bằng đường bộ về phía Đông Bắc, qua biên giới với Jordan. Trong sinh hoạt hằng ngày, cũng giống như người dân bản địa, các phóng viên và gia đình đều phải cài đặt phần mềm cảnh báo trên điện thoại, để biết các khu vực có thể bị tên lửa rơi trúng và thời gian cho phép di chuyển tìm chỗ trú ẩn. Hệ thống phòng thủ “Vòm sắt” hoạt động rất hữu hiệu, thường đưa ra các cảnh báo từ sớm, nhưng tỷ lệ đánh chặn chỉ vào khoảng 90%, nên nguy cơ từ hàng nghìn quả đạn pháo có thể gây thương vong tại các thành phố là rất cao.
Với thành phố Tel Aviv, nơi đặt trụ sở của Cơ quan thường trú, khoảng cách địa lý khá xa, nên người dân có khoảng 90 giây để tìm nơi ẩn nấp. Còn tại các thành phố gần biên giới thì thời gian chỉ 10 - 15 giây. Các tòa nhà mới xây đều có phòng trú ẩn ngay trong nhà, hoặc nơi trú ẩn chung nằm ở tầng hầm. Đây là nơi được thiết kế kiên cố, nằm khuất phía trong của tòa nhà, có hệ thống thông gió để tránh khí độc hoặc khói. Cửa chính làm bằng vật liệu chống cháy. Cửa sổ nếu có sẽ được gia cố thêm 2 tấm thép dày để chống mảnh đạn.
Mỗi khi còi báo động vang lên, tất cả mọi người đều phải chui vào phòng trú ẩn, sau 10 phút hết báo động mới được ra ngoài. Ngay cả những người dân bản địa dù đã quen với cảnh báo động thường xuyên cũng thấy hoảng sợ. Khi tác nghiệp, trong khi người dân tìm chỗ trú ẩn thì cũng là lúc phóng viên phải ra ngoài hiện trường tác nghiệp. Các thành phố phía Nam như Askhelon, Asdod, Sredot thường là những nơi bị oanh tạc nhiều nhất. Lái xe trên đường tác nghiệp, thấy còi báo động, lập tức phóng viên phải dừng xe lề đường, ra ngoài nằm sấp sát cạnh xe, hai tay che chắn phần đầu và cổ.
Đền Al Aqsa và Bức tường phía Tây. |
Việc ghi hình, chụp ảnh cần phải nhanh chóng. Khi phỏng vấn, dẫn hiện trường, phóng viên cũng phải rất cơ động, gọn nhẹ và phải làm chủ các thiết bị kỹ thuật để có thể xử lý tin, ảnh tại chỗ. Việc chuẩn bị sẵn một số đồ ăn nhanh, nước uống trên xe ô tô những ngày này là không bao giờ thừa. Khi tác nghiệp tại các điểm nóng bạo lực giữa các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc, hoặc khủng bố, Cơ quan thường trú luôn có ít nhất hai phóng viên đi cùng để có thể hỗ trợ nhau kịp thời trong tình huống phức tạp.
Cho dù báo chí khách quan, không đứng về phe nào, nhưng trong bối cảnh an ninh phức tạp ngay cả luật pháp cũng không được đảm bảo, chưa nói đến “mũi tên, hòn đạn”. Vụ nữ phóng viên 51 tuổi Shireen Abu Akleh của đài Al Jazeera thiệt mạng khi đưa tin tại Bờ Tây tháng 5/2022 là lời cảnh báo cho bất cứ phóng viên nước ngoài nào tác nghiệp tại địa bàn. Khi tác nghiệp tại thành phố Lod, nơi xảy ra xung đột giữa hai cộng đồng Do Thái và Arab, 2 phóng viên Cơ quan thường trú chuẩn bị sẵn nhận diện phóng viên Việt Nam để tránh bị hiểu lầm.
Quần áo gọn gàng, giày thể thao; thiết bị quay chụp nhỏ gọn, cơ động; liên tục quan sát phát hiện những phần tử quá khích; đỗ xe chếch phía ngoài đường để có thể nhanh chóng rút lui. Dù đã có sự chuẩn bị, nhưng thực tế, phóng viên đã nhiều lần bị cản trở, bao vây, giằng giật máy quay không chỉ bởi một số đối tượng tôn giáo cực hữu, mà cả một số nhân viên an ninh bản địa với súng ống đầy người và được phép sử dụng nếu có bất cứ dấu hiệu nào bị đe dọa.
Khi đưa tin về làn sóng khủng bố tại thành phố Tel Aviv cuối tháng 3 đầu tháng 4/2022, các phóng viên dặn dò nhau sử dụng xe ô tô đi lại và khi tác nghiệp phải tìm cách đứng gần các nhóm cảnh sát. Ba vụ khủng bố bằng súng liên tiếp có mối liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, trong đó có vụ nhằm vào quán cà phê đông đúc ngay tại phố Dizengoff khiến cả thành phố bất an. Trong vụ xả súng điên loạn vào người đi đường ở Bnei Brak tối 29/3, phóng viên đang đạp xe trên đường thì nhận được tin báo nên đi thẳng tới hiện trường.
Hàng chục chiếc xe cảnh sát và cứu thương chạy rầm rập trên đường, tiếng loa thông báo khẩn cấp. Rất may, phóng viên dừng lại hỏi người dân và được biết cảnh sát thông báo còn một tên khủng bố thoát khỏi hiện trường đang trốn chạy qua khu vực này, nên khuyến cáo người dân ở yên trong nhà. Những kẻ cực đoan khi hành động luôn xác định sẽ bỏ mạng nên sẵn sàng nhả đạn vào bất cứ người nào khi có thể. Bài học tác nghiệp ở địa bàn xung đột đó là có được sản phẩm thông tin là yêu cầu quan trọng, nhưng trước hết phải đảm bảo sự an toàn tính mạng của mỗi phóng viên.
Theo Vũ Hội (P/v TTXVN tại Israel)
https://baotintuc.vn/the-gioi/nhung-trai-nghiem-nguy-hiem-khi-tac-nghiep-trong-xung-dot-o-israel-20230617103034787.htm
Nữ nhà báo Mỹ "đưa" hương vị cà phê Việt tới bên kia bán cầu Câu chuyện của Sahra Nguyễn (36 tuổi, Mỹ) không chỉ là quá trình khởi nghiệp thành công của cá nhân, mà còn được xem là như một hành động góp phần phát triển ngành cà phê Việt Nam, vốn chịu nhiều thiệt thòi trên thị trường thế giới. |
Kỷ niệm của nhà báo Indonesia về Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh thần giải phóng dân tộc với câu nói đã đi vào lịch sử: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. |
Nguồn bài viết : BNG Điện Tử